1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Mục tiêu tiếp theo trong đại chiến thương mại Mỹ-Trung: Học sinh Trung Quốc tại các trường ưu tú

(Dân trí) - Chính quyền Trump đã bắt đầu nhắm vào các du học sinh và học giả Trung Quốc ở Hoa Kỳ

Mục tiêu tiếp theo trong đại chiến thương mại Mỹ-Trung: Học sinh Trung Quốc tại các trường ưu tú - 1

Đầu tiên là thương mại, sau đó là công nghệ - và bây giờ là giáo dục. Chính quyền Trump đã bắt đầu nhắm vào giới tri thức Trung Quốc ở Hoa Kỳ, xem xét kỹ lưỡng các nhà nghiên cứu có mối quan hệ với Bắc Kinh và hạn chế thị thực của sinh viên.

Một số sinh viên tốt nghiệp và học giả Trung Quốc nói với Bloomberg News trong những tuần gần đây rằng họ thấy môi trường học tập và công việc của Hoa Kỳ ngày càng không thân thiện. Đại học Emory đã sa thải hai giáo sư người Mỹ gốc Hoa vào ngày 16 tháng 5 và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo vào thứ Hai về những rủi ro khi học tập tại Hoa Kỳ khi sự từ chối visa của sinh viên tăng cao.

Ông Liu Yuanli, Giám đốc sáng lập Trường Y tế Công đồng và Sáng kiến Trung Quốc tại Harvard, cho biết, tôi rất lo lắng, thậm chí còn buồn bã vì xung đột không cần thiết. Sự hạn chế đối với các học giả và sinh viên Trung Quốc là không hợp lý và đi ngược lại giá trị cốt lõi khiến Hoa Kỳ trở thành một quốc gia vĩ đại.

Liu là người tham gia chương trình tuyển dụng gây tranh luận “Hàng ngàn tài năng” của Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2008, chương trình là một cách để Bắc Kinh khuyến khích những công dân sáng giá nhất của mình ra nước ngoài để giúp phát triển kinh tế ở quê nhà. Gần đây, Trung Quốc đang khởi động lại chương trình này khi mối lo ngại của Hoa Kỳ về các hoạt động của nước này tăng lên.

Sự nghi ngờ gia tăng

Các cuộc xung đột thương mại ngày càng lớn đang thay đổi căn bản mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng thống Donald Trump, mở rộng các biện pháp kiềm chế hàng hóa Trung Quốc, chuyển sang lập một danh sách đen các đối tượng nước ngoài không đáng tin cậy kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại của họ bị phá vỡ , việc này đã khiến nhiều nhà nghiêm cứu và đầu tư đưa ra cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giáo dục trong nhiều thập kỷ là một điểm hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia, sự gia tăng của sinh viên Trung Quốc lấp đầy kho bạc của trường đại học Mỹ và ở phía ngược lại, Mỹ cho phép những học giả và sinh viên này tiếp cận với một số trung tâm nghiên cứu tốt nhất thế giới. Hoa Kỳ là điểm đến của hơn 360.000 sinh viên từ Trung Quốc vào năm ngoái, theo báo cáo của Viện Giáo dục Quốc tế, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Tuy nhiên, số lượng du học sinh tăng trưởng đã chậm lại trong bối cảnh căng thẳng thương mại, với số lượng sinh viên tăng 3,6% trong năm ngoái - gần bằng một nửa tốc độ của năm trước. Theo số liệu mới của chính phủ Trung Quốc, tỷ lệ sinh viên được chính phủ Trung Quốc từ chối cấp thị thực đã tăng lên 13,5% trong ba tháng đầu năm nay, so với 3,2% trong cùng kỳ năm 2018.

Gia hạn visa chậm hơn

Theo một số tiến sĩ Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts, thời gian xin gia hạn visa hàng năm, trước đây mất khoảng ba tuần, hiện đang bị kéo dài trong nhiều tháng.

Các hành động từ phía Hoa Kỳ đang gây ra mối lo ngại trong mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ. Xu Yongji, Phó Giám đốc Bộ Giáo dục Hợp tác và Trao đổi Quốc tế của Bộ Giáo dục, đã nói trong một cuộc họp ngắn vào thứ Hai tại Bắc Kinh, “Chúng tôi hy vọng rằng phía Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh lại các hành vi sai trái của mình càng sớm càng tốt, có thái độ tích cực hơn, làm nhiều việc có lợi hơn để thúc đẩy trao đổi và hợp tác giáo dục song phương.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sau đó đã không trả lời yêu cầu này.

Các nhà nghiên cứu bị sa thải

Những lo lắng vẫn tồn tại bất chấp các cuộc thảo luận về vấn đề này của Chủ tịch Tập Cận Bình với ông Trump trong cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina năm ngoái. Mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết ông Trump đã tái khẳng định mong muốn của Hoa Kỳ đối với các du học sinh đến từ Trung Quốc, nhưng Nhà Trắng đề cập rằng không có thỏa thuận nào về vấn đề này.

Chính quyền Trump tuyên bố trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 rằng sẽ xem xét các thủ tục thị thực và các hạn chế đối với khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học nước ngoài - hoặc du học sinh từ các quốc gia được chỉ định để đảm bảo rằng vốn trí tuệ không được chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh. Tháng 6 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ giới hạn thị thực cho sinh viên Trung Quốc học ngành khoa học và kỹ thuật.

Các tài năng trở về

Mặc dù việc chèn ép Visa của sinh viên có thể giúp bảo vệ các nghiên cứu của Hoa Kỳ, nó cũng có thể khiến các học giả Trung Quốc quay về nước. Một trong những trường hàng đầu của Trung Quốc, Đại học Tế Nam, đã cam kết tiếp nhận Li và cả phòng thí nghiệm của anh ấy, đồng thời các công ty Trung Quốc cũng đang tích cực tìm kiếm những người đồng hương ở Thung lũng Silicon.

Tất nhiên, chúng tôi rất vui khi được mang những tài năng trở lại quốc gia, nếu đó là những người chúng tôi cần, Ren Zhengfei, người sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei, nói với Bloomberg tuần trước.

Ông Tập đã nhiều lần kêu gọi đổi mới khoa học công nghệ cốt lõi, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, nước này đang thúc đẩy cải cách giáo dục đại học vì mục tiêu này. Hoa Kỳ xếp thứ sáu về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2018 theo nghiên cứu của các tổ chức bao gồm Đại học Cornell và INSEAD, Trung Quốc nằm ở vị trí 17.

Suisheng Zhao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc-Hoa Kỳ nói rằng, “Không thể tin tưởng vào Hoa Kỳ về công nghệ và đổi mới, Trung Quốc đã nhận thức được điều này từ lâu. Trung Quốc không có lựa chọn nào tốt hơn là tự phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao của riêng mình.”

Vũ Huy Hoàng

Theo Bloomberg