1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Maki-e: Vang bóng hoàng kim

Để đạt đến độ tinh tế và độc đáo của sơn mài thì người Nhật đã tiến một bước dài với kỹ thuật “maki-e”, là biểu tượng độc tôn vương giả dành cho lãnh chúa và quý tộc xa xưa cũng như đại diện cho xa xỉ tinh hoa trên những sản phẩm hiện đại.

Trung Quốc là cái nôi của sơn mài, bản thân một dân tộc duy mĩ tự tôn như người Nhật cũng rất đỗi ngưỡng mộ những tác phẩm sơn mài Trung Quốc. Nhưng để đạt đến độ tinh tế
và độc đáo của sơn mài thì người Nhật đã tiến một bước dài với kỹ thuật “maki-e”.

Vàng son lịch sử

Maki-e (đọc là “ma-ki-ê”) nghĩa đen để chỉ họa phẩm sơn mài (tiếng Nhật: urushi) lấp lánh nhờ vẩy lên bột vàng, bột bạc. Maki-e của Nhật Bản từ lúc khai sinh vào thời Nại Lương đến nay được khoảng 1400 tuổi. Nhiều người hay đáng yêu nhầm lẫn giữa makie-e và kintsukuroi vì cả hai tinh thuật này đều sử dụng vàng trang trí. Có điều kintsukuroi để phục chế gốm sứ, nghệ nhân kintsukuroi dùng sơn trộn bột vàng để trám lên vết rạn nứt. Trong khi đó, maki-e trên các đồ vật lại là biểu tượng giàu sang cho vua chúa tướng lãnh nước Nhật từ thời Edo thế kỷ 17. Các sensei (bậc thầy) maki-e cổ truyền có thể kể đến như Takano Shozan, Matsuda Gonroku, Otomaru Kodo…

Nước Nhật bước qua thế chiến quá nhiều mất mát, trong đó, nhiều tác phẩm sơn mài maki-e giá trị đã không còn. Dù chính phủ rất nỗ lực để khôi phục maki-e truyền thống nhưng sự phức tạp của nó khiến nghệ nhân giỏi như lá mùa thu. Một phần khác, muốn trở thành sensei, nghệ nhân phải mất rất nhiều năm khổ luyện bởi không những cần một đôi tay thiên phú, một sensei còn phải biết làm chủ những lớp lang áo sơn liên tiếp nhau, biết cân sắc độ màu, vảy màu, xử lý trên các chất liệu khác nhau… Giờ đây, maki-e không chỉ là biểu tượng độc tôn vương giả dành cho lãnh chúa và quý tộc xa xưa, mà còn đại diện cho xa xỉ tinh hoa trên những sản phẩm hiện đại. Có thể nói không quá rằng, Maki-e là đặc sắc hồn cốt của sơn mài Nhật, cũng giống như vai trò của âm nhạc trong tiểu thuyết của Murakami Haruki vậy. 

Maki-e trên các sản phẩm đương đại

Việc một kỹ thuật sơn mài hơn một nghìn năm tuổi được thể hiện trên những sản phẩm đương đại luôn là một kết hợp thú vị và, tất nhiên, đắt giá. Những sản phẩm được trang hoàng với loại hình nghệ thuật ngàn tuổi này luôn thuộc danh mục sản phẩm đắt nhất, kèm với dòng chữ “bộ sưu tập giới hạn” của các thương hiệu thủ công. Chẳng hạn như cây bút “Thằn lằn” 33.000 USD của Ferrari da Varese do bàn tay của nghệ nhân Kitamura thể hiện, hay tầm tầm giá như một chiếc Pelikan “Núi Phú Sĩ và đàn hạc” cũng vào mức 4.700 USD cho một chiếc trong bộ 88 chiếc.

Chiếc bút “Thằn lằn” của Ferrari da Varese
Chiếc bút “Thằn lằn” của Ferrari da Varese

Rõ ràng sức hấp dẫn của maki-e vang xa ngoài biên giới đất nước sushi. Những nhà chế tác sản phẩm tinh hoa ý thức rằng sự kết hợp của các nền văn hóa luôn mang lại những điều thú vị. Có thể, chính Peter Speake-Marin cũng không ngờ rằng có ngày tên tuổi anh lại gắn bó với tinh hoa Đông Á như thế: từ mặt số họa tiết trống đồng Đông Sơn Việt Nam đến mặt số trang trí bằng nghệ thuật maki-e Nhật Bản. Nghệ nhân đồng hồ người Anh đã tập hợp tám chiếc đồng hồ sử dụng kỹ thuật maki-e trang trí mặt số để đặt trong bộ sưu tập với tên gọi “The Art Series”.

Tất cả những họa tiết, nhân vật xuất hiện trên mặt số maki-e Speake-Marin đều là những đối tượng đặc trưng Á Đông: sư tử, phượng hoàng, rồng, ngựa, cung Hoàng đạo, rùa và hạc, gương mặt của quỷ Hannya. Nghệ sĩ chính đảm nhận maki-e trên các mặt số của đồng hồ Speake-Marin là Yamazaki Mushu, một sensei sinh ra trong gia đình maki-e cha truyền con nối. Chính ông cũng là cha đẻ của những tác phẩm bút Pelikan maki-e trứ danh.

Chiếc bút
Chiếc bút  Pleikan “Núi Phú Sĩ và đàn hạc” 

Mushu mất nhiều tháng để có thể hoàn thiện một mặt số đồng hồ. Trung bình có khoảng 30 bước bao gồm các kỹ thuật phức tạp được vị sensei này nhẫn nại thi triển trên diện tích nhỏ bé của một mặt đồng hồ. Trước tiên, Mushu vẽ phác họa tiết trên giấy rồi sau đó ‘copy’ lại trên mặt ngọc trai. Sau đó, ông chuẩn bị các bước cơ bản để mặt số có thể ăn sơn. Mushu sẽ để mặt số ăn sơn đen (black urushi) tuần tự bốn lần trước khi đi nét với vàng bột. Lần lượt mặt số sẽ ăn các loại sơn khác nhau tùy theo thiết kế ban đầu, rồi được nghệ nhân “vẩy” bột vàng. Sơn đen sẽ được cho “ăn” thêm lần nữa để lớp bột vàng có thể keo sơn ăn đời ở kiếp với mặt số. Một lớp tro sẽ được thổi vào để tạo tuổi cho tác phẩm. Không chỉ có bột vàng, Mushu còn dùng cả bột platinum, bạc, thiếc và các-bon trên những lớp cuối cùng của mặt đồng hồ.

Họa tiết được phác họa trên giấy trước khi được copy lên mặt số.
Họa tiết được phác họa trên giấy trước khi được copy lên mặt số.

Họa tiết được phác họa trên giấy trước khi được copy lên mặt số.
Trước khi phủ 4 lớp “black urushi” người nghệ nhân tạo những vết xước để giữ cho lớp sơn được bền hơn.

Họa tiết được phác họa trên giấy trước khi được copy lên mặt số.

Họa tiết được phác họa trên giấy trước khi được copy lên mặt số.
Người nghệ nhân phải đợi 24h mới có thể tạo được một lớp sơn mới. Trung bình một mặt số đồng hồ maki-e của Speake–Marin có hàng chục lớp sơn lớp sơn và lớp bột kim gồm vàng, bạc hay platinum.

Từng chi tiết trên mặt số makie được làm rất tỉ mỉ.
Từng chi tiết trên mặt số makie được làm rất tỉ mỉ.

Những bước cuối cùng trong công đoạn hoàn thiện tác phẩm
Những bước cuối cùng trong công đoạn hoàn thiện tác phẩm

Một mặt số maki-e của đồng hồ được Peter tiết lộ mất khoảng nửa năm để có thể hoàn thiện, trong đó cứ mỗi lần phủ một tầng sơn hoặc bột vàng, bạc, nghệ nhân lại phải chờ đúng hai tư giờ đồng hồ mới có thể tiến hành bước tiếp theo. Ví như với chiếc đồng hồ độc bản hình con khỉ “The Shimoda Majestic Monkey” được đặt theo chính tên của vị khách đặt hàng, Yamazaki Mushu phải mất hai tháng chỉ để vẽ mặt đồng hồ. Do đó, giá của một chiếc đồng hồ maki-e Speake-Marin không rẻ, hay việc sở hữu một sản phẩm như thế cũng không phải dễ dàng. Trên thế giới chỉ còn duy nhất một chiếc Speake-Marin trong bộ maki-e là chưa có chủ, chiếc đồng hồ hiện được trưng bày tại Miluxe Bouqitue- Tràng Tiền Plaza với giá 42.300 USD. 

Những chiếc đồng hồ mặt số Makie của Speake- Marin:

Chiếc đồng hồ mặt số Makie – Visonary Lion
Chiếc đồng hồ Wild Horses thuộc sở hữu của một khách hàng Việt Nam
Chiếc đồng hồ Wild Horses thuộc sở hữu của một khách hàng Việt
Chiếc đồng hồ mặt số Makie – Visonary Lion

Chiếc đồng hồ phượng hoàng - Eternal tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Chiếc đồng hồ phượng hoàng - Eternal tượng trưng cho sự thịnh vượng.

Chiếc đồng hồ Zodiac với 12 số tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo.
Chiếc đồng hồ Zodiac với 12 số tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo.

Kỳ công và giá trị, những sản phẩm maki-e đương đại đã chứng tỏ rằng sức hấp dẫn của vẻ đẹp đích thực luôn đủ khả năng vượt qua khoảng cách của thời gian và không gian. Những tên tuổi hàng hiệu đỉnh cao như Speake-Marin trên đây là gạch nối của những giá trị Đông-Tây vĩnh cửu như thế. 

P.T