“Ma trận” hồng ngâm

Là loại quả có nhiều chất bổ dưỡng nên quả hồng thường được nhiều gia đình chọn mua. Nhưng điều đáng nói là hầu hết các loại trái cây này trên thị trường đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và được ủ hóa chất, nên chín đều và đẹp mã hàng tháng trời.

“Ma trận” hồng ngâm
Trong màn đêm, những chiếc xe máy chở đầy hoa quả “Made in China” lượn qua những con phố Hà Nội, rồi đi về các chợ lớn, nhỏ.
 
Thủ thuật hóa made in...

 

“Trời thương cho ăn lộc rơi, lộc vãi thì được. Hôm nay, em lấy hai thùng hồng ngâm có 75.000 đồng/thùng 20kg, mở ra đều xấu mã, gặp khách giới thiệu nhiệt tình là hàng của Lạng Sơn và Bắc Giang. Miệng khách thì lẩm bẩm chê bôi, nhưng tay nhặt đến 3-4kg. Lấy được hàng rẻ nên giá nào em cũng bán. Em về trước, các chị về sau nhé” - câu chuyện nhỏ, to của một người bán hoa quả rong trên phố Duy Tân với “đồng nghiệp” của mình, khiến ai cũng thấy tò mò về nguồn gốc trái hồng.

 

Thâm nhập chợ đầu mối Long Biên vào chính vụ như lạc vào “mê cung” của muôn loại hồng ngâm. Xe tải vừa đỗ, các tiểu thương đã thoăn thoắt bóc hết nhãn mác Trung Quốc ghi trên các thùng để chuyển sang thùng mới, hoàn tất một quy trình từ chợ ra sạp bán cho người tiêu dùng. Khi ra sạp, các chủ sạp đều “gắn mác” cho các loại hồng Trung Quốc này thành hồng Bảo Lâm (Bắc Giang), hồng Đông Bành (Lạng Sơn)...

 

Khu vực dành riêng cho xe chở hồng đổ hàng bố trí cuối chợ ở nơi khuất nẻo, phía dưới gầm cầu Long Biên. Tại đây, từ đêm tới sáng xe, xuống hàng nhộn nhịp. Nền đường bị nước rửa hồng đổ tràn ra làm ứ đọng, mùi hôi thối bốc lên đến ói mửa.

 

Trong màn đêm, những chiếc xe máy chở đầy hoa quả “Made in China” lượn qua những con phố Hà Nội, rồi đi về các chợ lớn, nhỏ. 

 

Một vốn bốn lời

 

Chị T (dân buôn hoa quả dạo lâu năm) cho biết: “Mùa này là mùa hồng, na, bưởi, nhiều loại  lắm. Nhập nhèm hàng ta, hàng Trung Quốc càng dễ bán, dễ kiếm ăn, tôi thường lấy loại hồng vuông, hồng có màu vàng quả to, bóng mỡ màng dễ bán. Gọi là hồng ngâm chứ có biết tên, nguồn gốc gì đâu, khi bán cho khách thì giới thiệu là hàng của ta”.

 

Để phân biệt, các bà nội trợ sành thường chọn hồng ta quả nhỏ, xấu mã, núm quả có nhiều đốm đen, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng, sắc đỏ không đậm như hồng Trung Quốc. “Nhưng dù hồng của ta hay Trung Quốc cũng đều dùng thuốc dấm cả, nếu không khó bán lắm do mã xấu” - chị T cho biết thêm.

 

Năm nay thị trường còn xuất hiện một loại hồng vàng đậm rất đẹp của Trung Quốc, giá bán tương tự như hồng đỏ loại 1. Ngoài ra, còn có loại hồng vuông rất đẹp mã, bắt mắt được bán với giá 150.000 đồng/thùng. Người tiêu dùng do lầm tưởng là hàng Việt, nên đã mua hàng với giá cao hơn mà không hề hay biết.

 

Theo Lê Nguyễn
Lao động