1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Lãnh đạo PG Bank giãi bày “nỗi khổ” nợ xấu cao, lãi thấp

(Dân trí) - Xử lý gần 1.400 tỷ đồng nợ quá hạn/nợ xấu trong 2014, song tỷ lệ nợ quá hạn tại PG Bank vẫn còn 9% và tỷ lệ nợ xấu là 2,29%. Cạnh tranh khốc liệt giành khách hàng tốt song song với trích lập dự phòng cao đã “ăn mòn” lợi nhuận PG Bank năm vừa qua.

PG Bank đã bán hơn 500 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2014
PG Bank đã bán hơn 500 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2014

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Chứng khoán Bảo Việt: Quý I xóa hoàn toàn lỗ lũy kế

* IPO Licogi: Hơn 21,3 triệu cổ phiếu được “vét” sạch

* Chủ tịch VietinBank bác tin sáp nhập OceanBank, GPBank * Lãnh đạo PG Bank giãi bày “nỗi khổ” nợ xấu cao, lãi thấp

* Hà Nội: Vì sao chung cư giá rẻ cho sinh viên “ế khách”?

* Singapore: Gánh nợ vì casino
* Vì sao Masan rút khỏi 'Cám con cò'?

Sáng nay (14/4), cùng với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) thì Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) cũng đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2015.

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị PG Bank về tình hình hoạt động ngân hàng, kết thúc năm 2014, tổng nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) của PG Bank là 1.303 tỷ đồng, giảm tới 842 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn là 9% giảm 6,7% so với 2013.

Trong số này, nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 334 tỷ đồng, giảm 79 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ là 2,26% tổng dư nợ tín dụng, giảm 0,7% so với 2013 (2,98%).

Theo báo cáo của PG Bank, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng năm 2014 đã được kiểm soát. Năm qua ngân hàng đã xử lý được 1.358 tỷ đồng nợ quá hạn/nợ xấu.

Lãnh đạo PG Bank cho biết, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng đã được kiểm soát. Trong năm, ngân hàng đã xử lý được 1.358 tỷ đồng nợ quá hạn/nợ xấu, trong đó, xử lý giảm từ nguồn dự phòng rủi ro là 126 tỷ đồng, bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là 504 tỷ đồng và 728 tỷ đồng giảm từ các biện pháp như cơ cấu lại thời gian vay, gia hạn kỳ trả nợ, nhận tài sản đảm bảo thay nghĩa vụ trả nợ, bán tài sản đảm bảo, thu hồi bằng tiền…

Mặc dù vậy, theo lãnh đạo PG Bank, kết quả xử lý nợ của ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn do khách hàng có nợ xấu/nợ quá hạn vẫn chưa thể hồi phục kinh doanh như dự báo nên không có nguồn trả nợ như cam kết. 

Thị trường mua bán tài sản, nợ xấu không thuận lợi nên không có khách hàn mua hoặc giá chào mua giảm thấp nên việc bán tài sản của khách hàng để thu hồi nợ không thực hiện được như dự kiến. Bên cạnh đó, thủ tục pháp lý liên quan đến việc phát mại tài sản đảm bảo có nhiều vướng mắc dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ mất nhiều thời gian.

Để kiểm soát nợ xấu, phát triển tín dụng an toàn, trong năm vừa qua, dư nợ toàn PG Bank chỉ đạt 99% kế hoạch với 14.579 tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với cuối năm 2013. Nếu tính cả phần bán nợ cho VAMC thì mức tăng trưởng gấp đôi, đạt 10%.

Theo đánh giá của lãnh đạo PG Bank, tăng trưởng tín dụng năm 2014 gặp một số khó khăn chủ yếu xuất phát từ nhu cầu vay của doanh nghiệp tiếp tục ở mức thấp, các khách hàng tốt thì bị cạnh tranh lãi suất từ các ngân hàng thương mại nhà nước; các ngân hàng khác đã lôi kéo giảm dự nợ một số khách hàng tốt có dư nợ lớn… 

Trong khi đó, một số doanh nghiêp có nhu cầu vay thì lại chưa đáp ứng được tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, một số chi nhánh của ngân hàng do phải xử lý nợ quá hạn, nợ xấu nên cũng làm ảnh hưởng đến công tác phát triển khách hàng.

Cũng theo báo cáo của PG Bank, trong năm 2014, kết quả lợi nhuận kế toán trước thuế của PG Bank thấp hơn 82 tỷ đồng so với kế hoạch (đạt 168 tỷ đồng). Nguyên nhân do tăng trưởng tín dụng và đầu tư bình quân trong năm 2014 chưa đạt kế hoạch. Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp chủ yếu tăng vào một số khách hàng lớn với lãi suất cạnh tranh nên chênh lệch lãi biên đạt thấp.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao cũng phần nào “ăn mòn” kết quả lợi nhuận cuối cùng. Riêng chi phí dự phòng PG Bank phải trích lập cho nợ bán VAMC năm qua đã là 165 tỷ đồng, thêm vào đó, ngân hàng còn phải trích lập bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng là 94 tỷ đồng.

Theo nhận định của ban lãnh đạo PG Bank, trong năm 2015, kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào kết quả thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, thanh lý tài sản đảm bảo nhận gán nợ, thu lãi treo cơ cấu của khách hàng và phần lãi quá hạn đang bị loại khỏi thu nhập.

Chi phí vốn của phần nợ xấu bán cho VAMC tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Sau khi bù trừ số hoàn nhập, chí phí dự phòng trích lập năm 2015 là 313 tỷ đồng, trong đó dự phòng bán nợ cho VAMC là 239 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong năm 2015, theo quy định tại Thông tư 02 và 09, một số khoản nợ của ngân hàng dự kiến sẽ phải phân loại nhóm nợ cao hơn tương ứng với xếp loại của ngan hàng khác, theo đó, chi phí dự phòng ngân hàng sẽ phải trích lập bổ sung ít nhất là 60 tỷ đồng.

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”