1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Làm thế nào để không "khánh kiệt" sau khi dự đám cưới bạn bè?

(Dân trí) - Đám cưới không chỉ là thời khắc đáng nhớ của các cặp đôi mà còn là một dịp tương đối trọng đại với các vị khách mời. Tuy nhiên, mọi thứ nên nằm trong kế hoạch từ trước!

Làm thế nào để không khánh kiệt sau khi dự đám cưới bạn bè?
79 triệu người Mỹ sẽ tham dự một đám cưới vào năm 2015 và họ có kế hoạch chi tiêu trung bình 673 USD cho mỗi một đám cưới. 

Lisa Bonos, biên tập viên của tờ Washington Post viết: "Tôi thường đồng ý tới những đám cưới ở thành phố khác nếu sắp xếp được thời gian và đủ khả năng tài chính. Tôi hạnh phúc khi được ở cùng phòng khách sạn với những người bạn hoặc người khách chỉ vừa gặp. Và cũng không hề thấy xấu hổ khi mặc cùng một chiếc váy tới nhiều đám cưới”.

Tuy nhiên, Lisa Bonos cho rằng, đôi khi cô phải chi quá nhiền tiền bạc và tốn thời gian để tham dự đám cưới bạn bè. Mới đây, cô đã từ chối lời mời tới đám cưới một người bạn bởi gặp những vấn đề căng thẳng về tài chính. 

“Khi tôi nói chuyện với những người hoạch định các kế hoạch tài chính, một số cho biết họ đã chứng kiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần sau khi tham dự đám cưới của bạn bè. Đó là những khoản chi phí bất thường!”, Dayana Yochim, người phụ trách tư vấn tài chính tiêu dùng tại công ty dịch vụ tài chính ở bang Virginia nói. “Hầu hết chúng ta đều không tính trước ngân sách cho đám cưới của bạn bè”.

Tuy nhiên, mọi thứ nên nằm trong kế hoạch từ trước. Một nghiên cứu gần đây từ American Express cho thấy, 79 triệu người Mỹ sẽ tham dự một đám cưới vào năm 2015 và họ có kế hoạch chi tiêu trung bình 673 USD cho mỗi một đám cưới. Trong đó bao gồm 225 USD chi trả cho tiền máy bay, 170 USD tiền khách sạn, 116 USD tiền ăn ngoài và khoảng 95 USD tiền mua quần áo mới. Nếu kèm theo một món quà tặng, chi phí tham dự sẽ dễ dàng vượt quá mức trung bình này.

Một phụ nữ 33 tuổi sống tại Washington cho hay, cô đã tìm ra cách hiệu quả để cắt giảm các chi phí, đó là: Nói không với gần như tất cả các đám cưới diễn ra ngoài thành phố. “Nếu bạn không sống ở Washington và tôi không bao giờ nhìn thấy bạn, tôi sẽ đi tới đám cưới bạn. Nhưng nếu bạn sống ở đây nhưng lại tổ chức đám cưới ở ngoài Washington thì tôi chắc chắn sẽ không tới”.

Đó không chỉ là vấn đề tiền bạc, người phụ nữ này cho rằng đám cưới là một trải nghiệm tuyệt vời cho các cặp đôi nhưng cô cũng muốn dành cho mình một ngày cuối tuần đúng nghĩa. Cô thực hiện chính sách trên từ khi cô 20 tuổi, khi mà cô được mời tới 7 đám cưới trong vòng 2 tháng. Cô đã tới 2 trong số 7 đám cưới đó, một là đám cưới của người anh em họ và một là của một người bạn từ thời thơ ấu đang không sống tại Washington.

“Nhưng với những người còn lại? Tôi không muốn xúc phạm bất cứ ai. Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất hơn là để mình rơi vào cảnh “đau khổ”, cô nói. 

Yochim là một fan hâm mộ của quy tắc này. “Mọi chi phí nên được quyết định bởi tình hình tài chính của bạn chứ không phải là của cô dâu và chú rể. Một đám cưới là gì? Đó là kỷ niệm của một cặp vợ chồng!”, Yochim nói.

“Nếu bạn không đủ khả năng để tham dự đám cưới nhưng vẫn muốn ăn mừng với các cặp vợ chồng khi tài chính của bạn ổn hơn thì bạn có thể tới thăm họ trong 9-12 tháng tới. Bạn sẽ được cảm ơn vì đã tới thăm họ và cũng không phải ngồi suy nghĩ về cách bạn sẽ phải chi trả cho một đám cưới”, Jason Hamilton, giám đốc tại một công ty dịch vụ tài chính nói.

Cả Yochim và Hamilton đều nhấn mạnh rằng nên suy nghĩ về tương lai khi lập các kế hoạch tài chính. Đừng đi khỏi thành phố để dự đám cưới của ai đó nếu bạn còn đang nợ thẻ tín dụng. 673 USD đầu tư hoặc mang gửi ngân hàng có thể còn giá trị hơn rất nhiều so với việc bay đến dự một đám cưới ở đâu đó.

 Phương Dung
Theo Washington Post


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”