Kiếm lời trên thị trường tài chính: Khi lãi suất cao mà vẫn an toàn

Chứng chỉ tiền gửi đang trở thành công cụ kiếm lời của các tổ chức, cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi, ổn định và có xu hướng chọn kênh đầu tư an toàn mà vẫn được hưởng lãi suất hấp dẫn.

Năm 2017 đã khép lại với mức tăng trưởng vượt kỳ vọng, đạt 6,81% so với kế hoạch 6,7%. Nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với hoạt động của doanh nghiệp cải thiện hơn trước và đời sống người dân được nâng cao. Nguồn tiền nhàn rỗi có nhiều hơn các lựa chọn để sinh lời.

Tuy rằng tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các tổ chức tín dụng không cao bằng năm trước (đạt 14,5%, năm 2016 tăng 16,88%), song con số này cho thấy, bên cạnh chứng khoán và nhà đất thì kênh tiết kiệm qua ngân hàng vẫn là một hướng tích giữ tài sản được ưa chuộng tại Việt Nam trong năm qua. Đặc biệt là khi, giai đoạn đầu năm 2017, chứng chỉ tiền gửi được giới thiệu rộng rãi hơn.

Chứng chỉ tiền gửi hút khách do có lãi suất hấp dẫn mà vẫn an toàn, có thể chuyển nhượng.
Chứng chỉ tiền gửi hút khách do có lãi suất hấp dẫn mà vẫn an toàn, có thể chuyển nhượng.

Chứng chỉ tiền gửi được coi là hình thức đầu tư dài hạn với mức lãi suất cao hơn so với các sản phẩm gửi tiết kiệm thông thường trên thị trường tài chính. Ưu điểm vượt trội của sản phẩm này chính là bên cạnh mức sinh lời cao thì còn chuyển nhượng được cho người khác hoặc ngân hàng.

“Khi khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi 1 năm và không muốn theo đuổi tiếp, mặc dù không được rút tiền trước hạn nhưng họ vẫn có thể chuyển nhượng cho người khác. Đây chính là điểm hấp dẫn người gửi tiền, không chỉ khách hàng doanh nghiệp mà cả khách hàng cá nhân đều rất ưa thích”, chị Phương Linh – một nhân viên ngân hàng ở Hà Nội cho biết.

Mới đây, nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm dài hạn hưởng lãi suất cao, từ ngày 12/12/2017, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã chính thức phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng tiền VND với mức lãi suất hấp dẫn lên tới 8,7%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ trên toàn hệ thống.

Cụ thể, khách hàng tham gia với mệnh giá tối thiểu từ 10 triệu đồng với hai lựa chọn kỳ hạn 61 tháng và 84 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất tương ứng là 8,5%/năm và 8,7%/năm. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi được cố định trong suốt kỳ hạn gửi và tiền lãi được trả định kỳ hàng năm cho khách hàng.

Khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi có quyền cho, tặng, thừa kế và tự do chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp không hạn chế đối tượng chuyển nhượng. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng được quyền chiết khấu, cầm cố thế chấp tại VIB với mức lãi suất vay hấp dẫn hoặc các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

Sản phẩm này phù hợp với các khách hàng cá nhân và tổ chức có nguồn tài chính nhàn rỗi, ổn định, có xu hướng chọn kênh đầu tư an toàn mà vẫn được hưởng lãi suất hấp dẫn.

Hiện tại, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng của các ngân hàng đang dao động quanh mức 5,5% đến 7%.

Theo dự báo của giới phân tích, ít nhất trong nửa đầu năm 2018, mặt bằng lãi suất sẽ vẫn ổn định, không có biến động đáng kể (nếu có thì cũng phải vào giai đoạn cuối năm khi bị tác động bởi một số sự kiện nhất định như việc FED có thể tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ khiến sức hấp dẫn của VND giảm so với USD). Chính điều này khiến chứng chỉ tiền gửi càng trở nên hấp dẫn và cũng là sản phẩm được một số ngân hàng đang chú trọng.

Chia sẻ trên báo chí, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho biết, trong bối cảnh Việt Nam huy động vốn trung dài hạn khó khăn, việc phát hành chứng chỉ tiền gửi là một công cụ hữu hiệu để các ngân hàng đa dạng hóa hình thức huy động vốn của mình. Điều này sẽ góp phần giảm áp lực huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của khu vực ngân hàng.

Minh Anh

Kiếm lời trên thị trường tài chính: Khi lãi suất cao mà vẫn an toàn - 2