1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hoa quả nhập khẩu đang bị làm xiếc

Thời điểm cuối năm, nhu cầu hoa quả của người dân tăng lên gấp đôi so với với ngày thường. Lợi dụng nhu cầu và sự sính ngoại của NTD, nhiều đối tượng kinh doanh đã không bỏ qua cơ hội trục lợi, đã phù phép hoa quả từ TQ thành những loại hoa quả ngon, có giá trị kinh tế, đánh lừa người tiêu dùng, khiến họ tiền mất tật mang.

Chỉ 20% hoa quả nhập khẩu chính hãng
 
Chỉ 20% hoa quả nhập khẩu chính hãng

 

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), hiện lượng rau - củ quả nhập khẩu về qua các cửa khẩu tăng từ 20-30%. Cùng đó đại diện Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 (Lạng Sơn) cũng cho biết, những tháng cận tết lượng hoa quả nhập khẩu tăng mạnh.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

“Sẽ còn nhiều doanh nghiệp bất động sản ra khỏi cuộc chơi

 

Mặt khác, thời điểm này cũng là mùa trái cây của TQ, do vậy các mặt hàng đều đa dạng và phong phú về chủng loại. Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 300 tấn nông sản nhập khẩu vào VN, trong đó hoa quả chiếm trên 70%, chủ yếu là các loại lê, táo, quýt...

 

Đại diện hệ thống Anh Mart - bà Vân Anh - cho biết khó khăn nhất hiện nay là hoa quả nhập khẩu phần lớn phải đi bằng đường hàng không nên cước phí cao và thuế nhập khẩu mặt hàng này cũng rất cao. Ngoài ra, phải tuân thủ các quy định về bảo quản sao cho trái cây luôn tươi, ngon và kéo dài tuổi thọ mà không được phép xử dụng hóa chất. Cụ thể 1kg mận Australia giá chỉ 6USD nhưng bị áp giá thuế từ 9,5-10USD.

 

Ngoài ra, hoa quả nhập khẩu rủi ro cũng rất cao vì mặt hàng này không được bảo hiểm. Một vấn đề nữa là do giá hoa quả nhập khẩu phải qua kiểm tra ngặt nghèo của hải quan và kiểm dịch thực vật. Hiện nay, lượng hoa quả nhập khẩu chính thức từ Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan... chỉ chiếm 20% thị trường HN và còn 80% thị phần là hàng nhập từ TQ. Do vậy hoa quả nhập khẩu thường có giá cao hơn so với hoa quả nhập lậu hoặc nhập qua đường tiểu ngạch.

 

Do hoa quả nhập khẩu thường có giá cao, thấp nhất 180.000đ/kg cam Australia, xuân đào 250.000đ/kg, nên chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đa phần người dân. Do vậy, phần lớn NTD lựa chọn hoa quả có nguồn gốc từ TQ hoặc trong nước để sử dụng. Lợi dụng vào điểm yếu này, nhiều kẻ buôn bán không có lương tâm đã trà trộn hoa quả nhập từ TQ về dán các mác Thái, Hàn Quốc, Mỹ, Australia... đẩy giá lên cao gần sát với giá hoa quả nhập khẩu để kiếm lời bất chính, làm lũng đoạn thị trường hoa quả nhập khẩu và NTD thì tiền mất tật mang.

 

Tại phố Nguyễn Thị Định (Cầu Giấy, HN) khi hỏi mua nho Mỹ được người bán nhiệt tình chào mời, nhưng khi hỏi Cty nào nhập khẩu thì được trả lời “hàng mua trên chợ, biết làm sao được thằng nhập”.

 

Gắn mác ngoại tha hồ “chém”

 

 

Theo bà Diệu Hồng - bán hoa quả tại chợ Cẩm Phả (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) - thì hoa quả nhập từ Mỹ, New Zealand, Australia, Hàn Quốc... về có giá cao rất khó bán vì thu nhập của người dân còn hạn chế. Hiện người tiêu dùng cũng ít dùng hoa quả TQ mà chuyển sang dùng hoa quả trồng trong nước.

 

Còn chị Nhung - một người chuyên mua bán hoa quả khu vực chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) - cho biết hoa quả tại chợ chủ yếu là từ TQ và trong nước chứ không có hàng nhập khẩu chính thức.

 

Nhưng sau một hồi đi vòng vo, nó được các đầu lậu dán tem và “khoác” cho mác hàng nhập khẩu. Một vấn đề nữa là hiện các giống cây xoài Thái, nho, táo Mỹ... đã được trồng ở TQ, nhưng do thổ nhưỡng, cách chăm bón, bảo quản không đúng quy trình nên chất lượng không bằng, nhưng đã được đội lốt và “chém” đẹp NTD.

 

Cũng theo bà Vân Anh thì táo TQ luôn có hình thức đẹp, nhưng ăn xốp, không giòn như táo từ Australia, Mỹ hay New Zealand, còn nho TQ thường ngọt lợ chứ không ngọt sắc.

 

Một ngịch lý rằng VN là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp với nhiều loại cây trồng trên thế giới (mùa nào thức ấy). Hoa quả của VN đã có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính như EU và Mỹ. Nhưng có một nghịch lý là VN lại đang nhập khẩu rất nhiều hoa quả từ Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc, Australia... Nhưng nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc được nhập khẩu tiểu ngạch từ TQ về được dán mác, trở thành những mặt hàng chất lượng cao và bán với giá “cắt cổ”.

 

Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng hoa quả không rõ nguồn gốc, sử dụng chất bảo quản, bị bầm giập trong quá trình vận chuyển rất có hại cho sức khỏe. Nếu lạm dụng hóa chất sẽ khiến NTD bị ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, trước tiên người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn các loại hoa quả về giá cả, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

 

Theo Đặng Tiến

Lao động

 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm