1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Google và Bộ tư pháp Mỹ: cuộc đối đầu chưa đến hồi kết

(Dân trí) - Trong khi các đại gia cùng ngành như Microsoft, AOL, Yahoo... đã tỏ ý “buông xuôi” trước yêu cầu của chính phủ Mỹ về việc tiết lộ thông tin các lượt truy cập, thì Google vẫn một mực giữ vững lập trường “cam kết bảo mật thông tin khách hàng đến cùng”.

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google cung cấp những bản ghi các lượt tìm kiếm của khách hàng trong vòng 1 tháng, với lỹ lẽ rằng cơ quan này cần những dữ liệu đó để thắt chặt quản lý anh ninh mạng.

 

Yêu cầu của chính phủ Mỹ nhằm mở đường cho Đạo luật Bảo vệ Trẻ em Qua Mạng sớm được đưa vào áp dụng. Đạo luật không được Tòa án Tối cao thông qua do vấp phải những vấn đề nảy sinh trong cách thức thi hành. Chính vì lẽ đó mà cơ quan này muốn dữ liệu truy cập của khách hàng từ các đại gia sở hữu công cụ tìm kiếm như Google, Microsoft, AOL, Yahoo..., nhằm chứng minh việc tiếp cận với các loại sách báo tranh ảnh khiêu dâm qua mạng Internet dễ dàng như thế nào.

 

Tất nhiên là các công ty này đều kiên quyết phản đối vì làm thế khác nào vi phạm cam kết bải mật thông tin khách hàng. “Kháng cự” mạnh mẽ nhất đến từ phía Google, họ đưa ra những lý lẽ như sau:

 

 “Hợp tác với chính phủ chẳng khác nào một vết trượt nguy hiểm, và chúng tôi kiên quyết sẽ không đặt chân vào”

 

Sergey Brin, thành viên đồng sáng lập Google.

Thứ nhất, Google là 1 doanh nghiệp độc lập, không có trách nhiệm và cũng không muốn làm việc cho chính phủ.

 

Thứ hai, nghĩa vụ tối cao của Google là phải bảo vệ bí mật cho khách hàng cũng như bảo vệ sản phẩm của chính công ty.

 

Thứ ba, Google muốn thể hiện cho người truy cập thấy rằng: họ thực sự đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

 

Trong phiên điều trần diễn ra tại California ngày 13/3 vừa qua, thẩm phán James Ware đã đặt ra vấn đề: liệu việc tìm kiếm trên Internet có thể coi là một hành vi cá nhân cần được bảo vệ hay không? “Khi người ta đã có ý định tìm kiếm trên mạng toàn cầu, nghĩa là họ công bố cho cả thế giới biết là họ cần thông tin” – ông nói.

 

Cuối cùng, ông tỏ ý nghiêng về phía Bộ tư pháp, ngụ ý rằng cơ quan này có thể thực hiện ý định của mình trong 1 phạm vi nhất định. Tuy nhiên, yêu cầu Google phải tiết lộ cả những thông tin thuộc hàng nhạy cảm nhất thì còn phải dè chừng, vì dù sao đó cũng là động cơ cuối cùng của đa số người truy cập vào công cụ tìm kiếm này.

 

Thùy Vân

Theo BBC 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm