Giật mình giá hàng ăn "trên trời" ở sân bay Tân Sơn Nhất

Bát phở vài miếng thịt bò thái mỏng kèm một chai Cocacola giá trên 115.000 đồng; Tô mì Ý bò băm giá 160.000 đồng; Lon bia Heineken giá hơn 106.000 đồng... Đó là những mặt hàng ăn uống “móc hầu bao” thượng đế điển hình tại các quầy dịch vụ thuộc khu vực cách ly thuộc Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

 
Quầy hàng UrBan Market tại khu cách ly ga đi quốc nội mở rộng

Quầy hàng UrBan Market tại khu cách ly ga đi quốc nội mở rộng


Chống đói, tống “cục tức” vào bụng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Bí mật về "đại gia" sắm 2 trực thăng, 100 tàu "khủng" ra Hoàng Sa
* Giật mình giá hàng ăn "trên trời" ở sân bay Tân Sơn Nhất

* Một loạt đại gia sở hữu ngân hàng vượt mức cho phép
* Bộ KH&ĐT sắp làm việc với Formosa Hà Tĩnh
* Mỹ hoãn hàng loạt hoạt động kỷ niệm Quốc khánh vì bão lớn

Anh Nguyễn Anh Minh (Quận 10 - TPHCM) phản ánh, sớm ngày 23/6/2014, anh cùng gia đình đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi Đà Nẵng bằng máy bay của Hãng hàng không giá rẻ Jetstar. Sau khi xếp hàng qua cửa soi chiếu an ninh, cả gia đình vào đợi ở  phòng cách ly nhà ga quốc nội mở rộng. Vì sợ trễ chuyến nên trước đó cả nhà chưa kịp ăn sáng.
 
Biết là giá cả trong sân bay không rẻ nhưng đã vào khu cách ly không thể ra ngoài ăn được nên anh cùng gia đình vào gian hàng có tên URBAN MAKET gọi hai  tô phở, một chai nước suối, một trái dừa tươi và một ly cà phê đen đá. Đến khi tính tiền, anh Minh tá hỏa vì biên lai hơn 350.000 đồng.
 
Ngoài chuyện giá cả cao ngất, anh Minh bức xúc vì cung cách phục vụ lại chưa tương xứng với “đồng tiền bát gạo”: “Vào nhà hàng bình dân tôi còn được phục vụ trà đá, khăn lạnh miễn phí, đằng này ở đây phải xếp hàng đóng tiền tươi giá cao, còn phải chờ để có bát phở…”- Anh Minh bức xúc nói.

Tương tự, hành khách tên Quyền ở Dĩ An - Bình Dương cũng phàn nàn: “Bát phở giá cả trăm ngàn mà thịt bò mỏng tang, dai như rẻ rách, nước dùng nhạt nhẽo không đáng đồng tiền bỏ ra. Nhưng ở khu vực này không còn sự lựa chọn nào khác đành phải ăn thôi”.
 
Bảng niêm yết giá tại quầy Burger King - khu cách ly ga đi quốc tế Tân Sơn Nhất

Bảng niêm yết giá tại quầy Burger King - khu cách ly ga đi quốc tế Tân Sơn Nhất


Bắt tay làm giá?

Để hiểu rõ hơn mặt bằng giá hàng ăn uống tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đêm 2/7/2014, PV Báo Giao thông tiếp cận các quầy hàng tại khu vực công cộng, khu sảnh chờ và khu vực cách ly của ga đi và đến quốc tế, quốc nội - sân bay Tân Sơn Nhất. Điều dễ nhận thấy là tại các vị trí tốt đều có sự hiện diện của Star Café, Burger King, Popeyes, Domino’s Pizaza chuyên đồ ăn nhanh và giải khát. Tìm hiểu thì được biết các quầy hàng này đều thuộc một ông chủ đứng sau là Công ty TNHH Autogrill VFS F&B. 

Tại sảnh công cộng ga đến Quốc tế, một lon bia Heineken có giá 66.000 đồng, tuy nhiên khi vào đến khu vực cách ly nó bỗng vọt lên 5USD (tương đương 106.800 đồng); Tương tự ly trà nóng từ 20.000 đồng vào cách khu cách ly cũng có giá 3USD. Tại khu sảnh lầu ba ga đi quốc tế Quầy hàng Confetti “chém” 89.000 đồng một tô bún bò/ bánh canh cua/ hủ tiếu. Trái dừa lạnh giá 45.000 đồng, bát súp cua 49.000 đồng. Điều hết sức vô lý là sát cạnh nhau, nhưng quầy hàng của SASCO chỉ bán lon bia Heineken với giá 30.000 đồng.

Tìm hiểu về cấu thành tạo giá cả tại khu dịch vụ sân bay Tân Sơn Nhất, PV liên lạc qua điện thoại với bà Nguyễn Thị Mộng Đào -Tổng quản lý công ty TNHH Autogrill VFS F&B - chủ các quầy hàng đã nói trên, bà Đào xin khất gặp báo chí vì phải có thời gian báo lên cấp trên, nhưng theo bà này, về cơ bản giá cả niêm yết đều đã hiệp thương báo lên Cảng vụ hàng không miền Nam. 

Liên lạc với Phòng Quản lý cảng hàng không sân bay - bộ phận giám sát dịch vụ bán hàng thuộc Cảng vụ Hàng không miền Nam, một cán bộ phòng này cho biết, các đơn vị đều có đăng ký giá bán dịch vụ phi hàng không, tuy nhiên chúng tôi không quản lý giá, bởi rất khó mà định lượng được chính xác giá một bát phở là thế nào.
 
Sở dĩ giá cao là do doanh nghiệp tự hiệp thương và khai báo nguyên liệu đầu vào chủ yếu là hàng nhập khẩu, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cao, đầu tư chi phí nhiều và đã tham chiếu nhiều nơi rồi mới xây dựng giá bán.

Với cách giải thích như trên thì chẳng khác nào người kinh doanh không sai, cơ quan quản lý cũng đã làm đúng phận sự, còn dịch vụ giá cao khách hàng phải chịu?!
 
Theo Minh Nghĩa
Báo GTVT

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”