1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Giải mã nguyên nhân lạm phát thấp kỷ lục trong tháng Tết

(Dân trí) - Với lượng lao động không chính thức tương đối lớn và 82% người lao động không có bảo hiểm xã hội, các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng trước những cú sốc kinh tế. Điều này giải thích cho hành vi tiêu dùng cẩn trọng thời điểm Tết Nguyên Đán vừa qua.

Lạm phát toàn phần tháng 2 đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2009 mặc dù tháng này có thời điểm Tết Nguyên Đán vốn từ trước đến nay đều đẩy giá thực phẩm và một số mặt hàng cơ bản lên. Tuy nhiên, năm nay mọi việc lại rất khác. Ngoài chi tiêu vào thực phẩm và đi ăn ngoài, đa số người Việt Nam đã cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết như quần áo và đồ dùng gia đình. Nhu cầu nội địa yếu hơn kỳ vọng, giá gạo thấp và giá cả hàng hoá có thể giảm đã dẫn tới dự báo lạm phát năm 2014 chỉ còn 7,3% của Khối nghiên cứu Ngân hàng HSBC.

Giải mã nguyên nhân lạm phát thấp kỷ lục trong tháng Tết
HSBC cũng cho rằng, với nhu cầu trong nước thấp, từ tháng 3 đến tháng 6/2014 sẽ có mặt bằng giá không thuận lợi.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

HSBC phân tích, số liệu lạm phát tháng 2 yếu hơn dự báo đã cho thấy các hoạt động kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng bới yếu tố lòng tin của người tiêu dùng. Đồng thời dự báo, lạm phát cơ bản (không tính đến giá thực phẩm và xăng dầu) sẽ còn giảm thêm khi nền kinh tế tiếp tục hoạt động dưới mức khuynh hướng. 

Trong khi chỉ số GDP quý IV/2013 đã tăng từ mức 5,5% trong quý III lên 6% so với cùng kỳ năm ngoái, các điều kiện nội địa ở Việt Nam tiếp tục suy yếu do bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn vẫn treo lơ lửng và tốc độ cải thiện lĩnh vực dịch vụ chậm chạp. 

Đầu tư mới trong ngành điện tử và sản xuất đã giúp bù đắp cho hoạt động đầu tư nội địa đang chậm dần. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vẫn không đủ để vượt qua tình hình kinh tế nội địa uể oải.

Khối nghiên cứu cho biết, khoảng cách sản lượng của Việt Nam (sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế tiềm năng và thực tế) đang ở mức âm kể từ năm 2011. Theo nhận định của HSBC, thiếu hụt về sản lượng sẽ tiếp tục âm vào năm 2015 với nhân công lao động và vốn hoạt động dưới mức khả năng còn lâu hơn nữa. Lạm phát cơ bản, giá thực phẩm và toàn phần sẽ từ từ hội tụ làm giảm biến động giá cả.

Điều đáng lo ngại là nếu đầu tư và chi tiêu thiếu hiệu quả trong thời gian quá dài thì nhiều thiệt hại sẽ giáng vào nền kinh tế gây ra những hậu quả dài hạn. Nhu cầu đối với lao động bán chuyên đang tăng do dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhưng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu. 

Với lượng lao động không chính thức tương đối lớn lớn (ước tính chiếm khoảng 23,5% tổng lực lượng lao động) và 82% người lao động không có bảo hiểm xã hội, các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng trước những cú sốc kinh tế. Điều này giải thích cho hành vi tiêu dùng cẩn trọng của người Việt Nam trong thời điểm Tết Nguyên Đán vừa qua đi ngược lại với những gì đã diễn ra trong những năm trước khi mà thời điểm lễ lạt thông thường thúc đẩy chi tiêu cho quần áo và đồ gia dụng mới.

Hơn nữa, tốc độ cải cách khá chậm chạp đã không tạo lòng tin cho người tiêu dùng trong tương lai. Trong khi Chính phủ đã thành lập công ty quản lý nợ chịu trách nhiệm giải quyết cho những khoản nợ xấu trong hệ thống tài chính, thì những cải cách then chốt nhằm khẳng định vai trò của NHNN để quản lý hệ thống tài chính lại bị trì hoãn. Hiện đang có thông tin NHNN sẽ hoãn thời gian áp dụng một vài phần trong Thông tư 02 vì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống có thể tăng đáng kể. Thông tư 02 dự kiến sẽ được áp dụng vào tháng 6/2014 sau khi đã bị hoãn thi hành từ ngày dự kiến thực thi ban đầu là vào tháng 6/2013.

HSBC cũng cho rằng, với nhu cầu trong nước thấp, từ tháng 3 đến tháng 6/2014 sẽ có mặt bằng giá không thuận lợi. Điều này có nghĩa rằng khi giá mặt hàng thực phẩm hay chi phí vận chuyển tăng đáng kể có thể sẽ đẩy lạm phát toàn phần lên cao. Việc giá xăng tăng đã được thông báo sẽ thêm áp lực lạm phát nhưng thay đổi khá nhỏ chỉ ở xung quanh mức tăng 1%. 

Tổ chức này dự báo, lạm phát toàn phần sẽ tăng nhẹ trong quý II/2014 do mặt bằng giá cả không thuận lợi và chi phí năng lượng có tiềm năng tăng cao hơn. Đồng thời, với nhucầu yếu hơn kỳ vọng và lạm phát thực phẩm chậm hơn do giá gạo ổn định cũng đã khiến HSBC hạ dự báo lạm phát năm 2014 theo chiều hướng giảm còn còn 7,3%. Khi lạm phát giảm, NHNN sẽ có cơ hội để giữ lãi suất OMO ổn định ở mức 5,5%.

Bích Diệp
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước