1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Giá sữa nội, ngoại không hẹn mà tăng vì đâu?

(Dân trí) - Nguyên nhân được các nhà sản xuất cho biết là thị trường nguyên vật liệu thế giới biến động tăng liên tục từ quý cuối năm 2013. Qua đầu năm 2014, nhiều nhà cung cấp nguyên liệu chỉ chấp thuận những hợp đồng ngắn hạn vì không lường trước được biến động.

Sữa tăng giá, đến nhà sản xuất còn sợ
 
Theo tính toán của giới chuyên gia trong lĩnh vực, chỉ từ đầu năm 2014, giá các nguyên liệu chính (bột sữa, dầu bơ) trên thị trường thế giới đã tăng thêm từ 30% - 57% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Bột sữa gầy tăng khoảng 1.250 USD/tấn (hàng nhập về đến TP.HCM) so với cùng kỳ năm 2013 (từ 3.650USD/tấn lên 4.900USD/tấn), tương đương tăng 34%;
 
Bột sữa béo tăng khoảng 1.555USD/tấn (hàng nhập về đến TP.HCM) so với cùng kỳ năm 2013 (từ khoảng 3.600 USD/tấn lên 5.155USD/tấn), tương đương tăng 43%; Dầu bơ tăng khoảng 2.096USD/tấn (hàng nhập về đến TP.HCM) so với cùng kỳ năm 2013 (từ 3.650USD/tấn lên 5.746USD/tấn), tương đương tăng 57%.

Sữa thành phẩm lại đồng loạt tăng giá. Ảnh: Đ.T
Sữa thành phẩm lại đồng loạt tăng giá. Ảnh: Đ.T

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Lập thêm trạm thu phí phụ trên QL51

Kiểm tra việc tăng giá sữa

Ngành bán lẻ Việt Nam nhìn từ sự kiện McDonald's

Vingroup lập công ty thương mại điện tử hơn 1.000 tỷ đồng

Xu hướng nguyên liệu sữa trên thế giới biến động theo hướng liên tục tăng và không thể có những “hợp đồng dài hơi” đã khiến các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước bị ảnh hưởng vì nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu vẫn là nhập khẩu.
 
Theo dự đoán của các chuyên gia, thời gian tới nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sẽ là vấn đề đau đầu cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa, và người tiêu dùng sẽ phải dùng sữa giá cao như là một hệ lụy.
 
Theo đại diện của một hãng sữa lớn trong nước, xu hướng tăng giá nguyên liệu sữa của thế giới đã diễn ra từ cuối năm 2013, và DN chỉ "cầm cự" được trong năm này vì đã ký được  hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn trước đó. Tuy nhiên, “ưu thế” này đã không thể có được trong năm 2014 vì  hầu hết các nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thế giới đều chỉ chấp nhận cung cấp theo những hợp đồng ngắn hạn!
 
Người tiêu dùng vẫn là người "gánh" cuối cùng
 
Theo phản ánh của không ít người tiêu dùng, từ ngay sau Tết, không ít gia đình có con nhỏ,  thuộc đối tượng “khách hàng thường xuyên, khách VIP” của các hãng sữa đã nhận được tin nhắn từ một số đại lý cung cấp sữa, theo đó cho biết giá hầu hết các nhãn sữa khác dành cho trẻ nhỏ tăng 7%.
 
Cũng trong xu thế tăng giá nhưng không “minh bạch” các doanh nghiệp trong nước, ghi nhận thực tế từ thị trường cho thấy các sản phẩm sữa thành phẩm “ngoại” cũng đã  âm thầm điểu chỉnh giá tăng từ rất sớm, ngay từ những ngày cuối năm 2013, với mức tăng khoảng 7% từ giữa tháng 12/2013.

Với tình hình giá sữa thành phẩm liên tục “nhảy múa” và đến hẹn lại tăng,  ngày 11/2, đại diện một hãng sữa châu Âu khẳng định: Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa có bất kỳ một động thái chính thức nào liên quan đến việc thông báo hay áp dụng mức giá mới. Tuy nhiên, giá sữa nguyên liệu thế giới đang có thay đổi theo xu hướng tăng trong thời gian dài và chưa có dấu hiệu chững lại là điều có thật, nên dự kiến lãnh đạo công ty sẽ ngồi lại để tính toán giá thành và việc tăng giá  sữa thành phẩm là điều phải tính đến.

Hãng sữa nội khác cũng khẳng định, đã tăng giá bán các sản phẩm với mức tăng bình quân 6% từ ngày 10/2. Thực tế cho thấy, tỷ lệ tăng phổ biến được các nhà sản xuất đưa ra gần như “đồng nhất” trong khoảng trên dưới 6%. 

Liên quan đến thực trạng này, đại diện một hãng sữa phân trần: Tình hình giá nguyên liệu thế giới trong xu hướng tăng liên tục,  nên “bất khả kháng” các doanh nghiệp mới phải điều chỉnh tăng để cân đối phần nào việc sản xuất, kinh doanh. Bởi, thực tế giá nguyên liệu sữa thế giới có tỷ lệ tăng cao hơn khá nhiều so với sữa thành phẩm. Vả lại, nếu “chiếu theo” quy định pháp lý của Việt Nam thì doanh nghiệp hoàn toàn được phép tăng giá sữa từ 15% - 20%.

Tuy nhiên, ở góc độ người tiêu dùng, lời phân trần này thật “khó chấp nhận”. Mặc dù về “chính danh” mà xét: Doanh nghiệp cũng không sai, nếu họ tuân thủ đầy đủ việc công khai thời điểm tăng giá và mức tăng trước khi chính thức áp dụng mức giá mới, nhưng người tiêu dùng vẫn là những người phải "gánh" cuối cùng, khi mà sự minh bạch trong giá sữa thành phẩm so với giá vốn nhập khẩu, sản xuất vẫn luôn là câu hỏi thường trực chưa bao giờ có giải đáp thỏa đáng.

V.Khuê

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước