1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Gần 300 triệu USD vốn FDI đổ vào bất động sản Việt Nam trong quý I

(Dân trí) - Vốn FDI giảm chỉ còn một nửa quý I/2013, vắng bóng những dự án tỷ Đô. Trong khi gần 70% vốn đầu tư đăng ký vẫn đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thì một khối lượng lớn vốn ngoại đang trở lại với bất động sản Việt Nam.

Bất động sản là lĩnh vực thứ 2 thu hút vốn FDI mạnh nhất trong quý I/2014.

Bất động sản là lĩnh vực thứ 2 thu hút vốn FDI mạnh nhất trong quý I/2014.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Putin: Nga lập hệ thống thanh khoản riêng, không phụ thuộc vào Mỹ

* "Đại gia" ẩn danh rút lại 10,5 tỷ định chuộc nhà cho Chánh Tín

* "Gói 50.000 tỷ" cứu BĐS: Chuyện thật hay đùa?

* GDP quý I/2014 cao nhất 3 năm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố số liệu cho biết, tính đến ngày 20/3/2014 đã có 252 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Kết quả này chỉ bằng 61,4% so với cùng kỳ năm 2013.  

Cùng thời gian này, có 82 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,3 tỷ USD, bằng 39,3% so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung trong Quý I năm 2014, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt con số 3,3 tỷ USD, chỉ bằng phân nửa so với quý I năm ngoái (bằng 50,4% cùng kỳ năm 2013).

Theo lý giải của Bộ KHĐT, số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm giảm so với cùng kỳ năm 2013 là do trong Quý I năm 2013 có một số dự án rất lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư , bao gồm dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ USD; dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn điều chỉnh tăng vốn 2,8 tỷ USD.

Ước tính, các địa phương đã giải ngân được 2,85 tỷ USD, tốc độ giải ngân tăng 5,6% với cùng kỳ năm 2013.
 
Trong Quý I, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 141 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 288,3 triệu USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 20 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 226,7 triệu USD.
 
Trong số 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt con số 765,6  triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 414,3 triệu USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư. Ví trí thứ ba thuộc về British Virgin Islands với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 382,3 triệu USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư.
 
Với ưu điểm nhiều khu công nghiệp, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 31 tỉnh thành phố nhận FDI quý I/2014. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm cho địa phương này là 788,8 triệu USD, chiếm 23,66% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 709,8 triệu USD, chiếm 21,3%. Đồng Nai đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 427,5 triệu USD.
 
Quý đầu năm 2014 đón nhận khá nhiều dự án quan trọng. Cụ thể, dự án Công ty TNHH Bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam – Canada đã mang lại 225 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký. Dự án này do Canada đầu tư với mục tiêu thành lập bệnh viện đa khoa và các dịch vụ y tế  liên quan tại Hải Dương.

Ngoài ra, dự án Công ty TNHH Wonderful Sài Gòn Electrics được điều chỉnh tăng vốn đầu tư 210 triệu USD. Đây là dự án do Nhật Bản đầu tư ở Bình Dương với mục tiêu sản xuất, lắp ráp các loại linh kiện cho máy bán dẫn. Dự án khu chung cư phường 22 Quận Bình Thạnh với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD do Hồng Kông đầu tư với mục tiêu xây dựng căn hộ ở kết hợp chung tâm thương mại.

Dự án Công ty TNHH Worldon Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 140 triệu USD, do British Virgin Islands đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với mục tiêu sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp. Cuối cùng là Dự án Công ty TNHH Shing Mark Vina với mục tiêu sản xuất gia công chế biến các sản phẩm trang trí nội thất tại Đồng Nai điều chỉnh tăng vốn 130 triệu USD.

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước