1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

FrieslandCampina Việt Nam phát triển bền vững Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội

Trường Thịnh H.N

(Dân trí) - FrieslandCampina là một trong những doanh nghiệp FDI đầu tiên đặt nhà máy sản xuất và phát triển tại Việt Nam. Dấu ấn 25 năm qua của tập đoàn sở hữu nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan được ghi lại đậm nét qua hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

Đánh dấu chặng đường một phần tư thế kỷ này, FrieslandCampina (FCV) công bố sứ mệnh mới với 3 trọng tâm phát triển đóng góp cho kinh tế - xã hội Việt Nam: giáo dục và phát triển dinh dưỡng cho trẻ em; nâng cao cuộc sống của người dân, đặc biệt là hộ nông dân chăn nuôi bò sữa đối tác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững".

FrieslandCampina Việt Nam phát triển bền vững Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội - 1
Nông trại chuẩn Hà Lan từ chương trình phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam

Tiên phong phát triển ngành sữa Việt Nam

Năm 1995 thông qua liên doanh với tổng công ty PROTRADE (Bình Dương), Friesland Campina chính thức đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Cũng từ thời điểm đó, chương trình phát triển ngành sữa với những tâm huyết của các chuyên gia Hà Lan đã được mở ra tại Việt Nam. Năm 1996, FrieslandCampina Việt Nam tiếp nhận 300kg sữa tươi của 15 hộ nông dân, từ sau cột mốc đó chương trình đã không ngừng phát triển cả về số lượng hộ tham gia và chất lượng sữa thu mua.

Phương pháp 3 Tiếp cận – Tiếp cận tri thức, Tiếp cận tài chính, Tiếp cận thị trường, đem lại cho nông dân (đa số là các hộ gia đình nhỏ) sự hỗ trợ cần thiết để họ có thể biến đàn bò nhỏ (ít hơn 10 con) thành mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững và có tính cạnh tranh. Điều này giúp thay đổi cuộc sống của người nông dân và bộ mặt của vùng nông thôn cũng như giúp FrieslandCampina Việt Nam đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu chất lượng cao để cho ra những sản phẩm với giá trị dinh dưỡng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng.

Chương trình này đã khẳng định vị trí của FrieslandCampina Việt Nam như là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, tạo lập giá trị cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế nông, tạo ra công ăn việc làm, giúp tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò sữa bền vững trong hơn 20 năm qua.

Trong buổi hội thảo tạo lập giá trị chung cộng đồng dưới sự tổ chức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2011, hai Giáo sư Michael Porter và Mark Kramer từ Đại học Harvard, đồng tác giả của thuyết "Tạo lập giá trị chung", đã đánh giá Chương trình phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam như một điển hình trong việc tạo lập giá trị cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo ra công ăn việc làm, giúp tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò sữa.

Với nỗ lực của FrieslandCampina Việt Nam, từ chỗ gần như không có nền kinh tế nông nghiệp bò sữa, đến năm 2020 đã có hơn 2.500 hộ nông dân nuôi bò sữa tham gia chương trình phát triển ngành sữa của công ty. Đây là một thành quả đáng tự hào trong hành trình miệt mài hơn 20 năm qua với hơn 15 triệu USD đã đầu tư vào chương trình này. Đây cũng chính là mô hình “đại gia đình nông dân” mà tập đoàn đã thành công ở 100 quốc gia trong 150 năm qua.

Anh Châu Chí Phương, chủ một nông trại liên kết với FCV tại Củ Chi chia sẻ: “10 năm trước, tôi nuôi bò sữa chỉ hoàn toàn theo kinh nghiệm cá nhân, chuồng trại đơn sơ. Từ khi tham gia chương trình DDP, tôi được tập huấn về quy trình chăm sóc và thu hoạch theo tiêu chuẩn Hà Lan. Tôi đã có kiến thức về quy chuẩn kháng sinh, cách chăm sóc bò một cách khoa học. Sữa chúng tôi sản xuất ra sản lượng cao hơn, chất lượng tốt hơn, bán được giá hơn, kinh tế gia đình khá lên thấy rõ”.

FrieslandCampina Việt Nam phát triển bền vững Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội - 2
Hằng năm, các chuyên gia Hà Lan đều đến tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân Việt Nam

Theo qui hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam, nước ta được đánh giá là thị trường tiềm năng với mức tiêu thụ sữa trên đầu người vẫn còn thấp, chỉ mới đạt 26 lít/người/năm trong khi Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm và các nước châu Âu từ 80-100 lít/người/năm. Trong bối cảnh hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, “làn sóng” sữa từ EU sẽ tràn vào Việt Nam, gây sức ép cho các doanh nghiệp nội. Tuy nhiên, ông Berend van Wel, Tổng Giám đốc FCV cho biết: “Chúng tôi tin rằng, với nền tảng chuẩn mực Hà Lan mà FCV đã vun đắp 25 năm qua cho chương trình DDP, ngành sữa Việt Nam đủ tự tin để cạnh tranh và phát triển.”

FrieslandCampina Việt Nam phát triển bền vững Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội - 3
Ông Berend nhận định với nền tảng từ chương trình DDP, ngành sữa Việt Nam tự tin phát triển và cạnh tranh với các hãng sữa từ EU

Phát triển bền vững vì thế hệ hôm nay và mai sau

Trong những năm gần đây, các vấn đề về môi trường nước sạch, khí thải nhà kính, chất thải môi trường ... đã trở thành thách thức toàn cầu khi đe dọa đến môi trường sống và sức khỏe con người. Nhận thức rõ điều này, FCV là một trong những FDI tiên phong hoạt động theo hướng tăng trưởng xanh nhằm xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Trong hoạt động sản xuất và vận hành, các nhà máy của FCV đều trang bị hệ thống xử lý hiệu quả nước thải sản xuất bằng công nghệ vi sinh tiên tiến từ Hà Lan, đảm bảo nước thải sau xử lý luôn đạt các tiêu chuẩn về môi trường theo QCVN 40/2011.

FrieslandCampina cũng tổ chức phân loại rác thải tại nguồn để có thể tái sử dụng, giảm thiểu khối lượng chất thải chôn lấp đến 30% so với cùng thời kỳ năm 2017. Hãng còn lan tỏa tinh thần này với cộng đồng thông qua các cuộc thi về sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu, các biện pháp bảo vệ môi trường, ngày hội đổi hộp sữa lấy quà, vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường, các áp phích khuyến khích bảo vệ môi trường.

Tuân thủ thậm chí tốt hơn yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường là việc FrieslandCampina Việt Nam đang thực hiện với các chương trình tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước và nguồn nguyên liệu đầu vào. Một số sáng kiến hiệu quả như sử dụng đèn LED để chiếu sáng giúp giảm tiêu thụ điện, giảm CO2; dùng Green Steam (dùng nguyên liệu đốt từ trấu, gỗ dăm) giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo như dầu diesel, khí gas.

Năm 2019, FCV trở thành một trong những thành viên sáng lập của tổ chức PRO – Liên minh tái chế bao bì Việt Nam, thực hiện các cam kết vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp .

Có thể thấy rằng dấu ấn của FrieslandCampina Việt Nam và sữa Cô Gái Hà Lan trong 25 năm qua không chỉ hiện diện trong từng sản phẩm dinh dưỡng dành cho người tiêu dùng mà in đậm trên hành trình định hình và phát triển ngành sữa Việt Nam cũng như các hoạt động phát triển bền vững vì thế hệ hôm nay và mai sau.