Fitch: Tiến trình tái cấu trúc ngân hàng của Việt Nam còn mờ nhạt
(Dân trí) - Cũng theo đánh giá của Fitch, với mức tăng trưởng tín dụng từ tháng 2 đến tháng 9 mới chỉ đạt 2% thì những nỗ lực cắt giảm lãi suất của NHNN thời gian qua chưa hỗ trợ được đầu tư. Đồng thời cho rằng, tăng trưởng GDP năm nay chỉ khoảng 5%.
Trong bản báo cáo "Triển vọng 2013: Ngân hàng Việt Nam" của hãng định hạng tính nhiệm quốc tế Fitch Ratings, cơ quan này cho rằng, các xếp hạng gần đây của một số ngân hàng lớn Việt Nam phản ánh điều kiện hoạt động nội địa khó khăn và một số vấn đề khác liên quan đến cấu trúc thường thấy tại các thị trường mới nổi thu nhập thấp.
Triển vọng Ổn định cho thấy, các xếp hạng đối với ngân hàng đang thuộc nhóm B, mức thấp nhất tại châu Á, cũng như ứng với xếp hạng Ổn định đối với quốc gia.
Fitch lưu ý, những rủi ro bị hạ xếp hạng có thể tăng nếu môi trường hoạt động tiếp tục trở nên khó khăn hơn so kỳ vọng hiện tại của hãng này và đe dọa nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng, và/hoặc trường hợp xếp hạng tín nhiệm quốc gia trở nên tiêu cực.
Tại bản báo cáo lần này, Fitch dự đoán tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2012 sẽ rơi vào khoảng 5% và dao động quanh mức 5,8% trong năm 2013, thấp hơn nhiều so với mức 7% trung bình của giai đoạn từ năm 2004 - 2011.
Theo nhìn nhận của hãng này, những nỗ lực cắt giảm trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua không phát huy nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ đầu tư giữa lúc tăng trưởng tín dụng tháng 2 đến tháng 9 mới chỉ đạt 2%.
Trong khi đó, những vấn đề về quản trị, sự bất ổn của kinh tế thế giới đang trở nên dai dẳng, đòn bẩy doanh nghiệp duy trì ơ rmức cao - hệ quả hiển nhiên tại một quốc gia có tỉ lệ tín dụng trên GDP lên tới 113% vào cuối năm 2011 - đang tiếp tục đè nặng lên kinh tế đất nước.
Hệ thống ngân hàng, theo Fitch, rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc kinh tế vĩ mô, với những áp lực sẵn có về chất lượng tài sản, lợi nhuận và vốn của các ngân hàng lớn trong nước.
Fitch vẫn tiếp tục cho rằng, số liệu nợ xấu được công bố chưa phản ánh đầy đủ con số thực tế, đạt giữa bối cảnh tính minh bạch đang thấp, đồng nghĩa với việc "sức khỏe" của các ngân hàng có thể yếu hơn so báo cáo. Khoảng phân nửa vốn các nhà băng có thể gặp rủi ro khi mà con số nợ xấu toàn ngành có thể cao hơn 10% so con số công bố của Ngân hàng Nhà nước.
Cơ quan này cũng nhận định rằng, những vấn đề về cấu trúc có thể đang giữ tỷ lệ cho vay trên tỉ lệ tiền gửi của hầu hết các ngân hàng lớn Việt Nam cao hơn hoặc gần bằng 100%.
Tại bản báo cáo, Fitch cũng ghi nhận về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của hãng này, những tiến bộ về cải cách cũng như củng cố lĩnh vực ngân hàng và việc thành lập một công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu các ngân hàng dường như chưa rõ ràng.
Cùng với đó, theo Fitch, Chính phủ mặc dù cũng đã có đề cập đến việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư, song tiến trình này vẫn còn mờ nhạt.
Triển vọng Ổn định cho thấy, các xếp hạng đối với ngân hàng đang thuộc nhóm B, mức thấp nhất tại châu Á, cũng như ứng với xếp hạng Ổn định đối với quốc gia.
Fitch lưu ý, những rủi ro bị hạ xếp hạng có thể tăng nếu môi trường hoạt động tiếp tục trở nên khó khăn hơn so kỳ vọng hiện tại của hãng này và đe dọa nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng, và/hoặc trường hợp xếp hạng tín nhiệm quốc gia trở nên tiêu cực.
Tại bản báo cáo lần này, Fitch dự đoán tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2012 sẽ rơi vào khoảng 5% và dao động quanh mức 5,8% trong năm 2013, thấp hơn nhiều so với mức 7% trung bình của giai đoạn từ năm 2004 - 2011.
Theo nhìn nhận của hãng này, những nỗ lực cắt giảm trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua không phát huy nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ đầu tư giữa lúc tăng trưởng tín dụng tháng 2 đến tháng 9 mới chỉ đạt 2%.
Trong khi đó, những vấn đề về quản trị, sự bất ổn của kinh tế thế giới đang trở nên dai dẳng, đòn bẩy doanh nghiệp duy trì ơ rmức cao - hệ quả hiển nhiên tại một quốc gia có tỉ lệ tín dụng trên GDP lên tới 113% vào cuối năm 2011 - đang tiếp tục đè nặng lên kinh tế đất nước.
Hệ thống ngân hàng, theo Fitch, rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc kinh tế vĩ mô, với những áp lực sẵn có về chất lượng tài sản, lợi nhuận và vốn của các ngân hàng lớn trong nước.
Fitch vẫn tiếp tục cho rằng, số liệu nợ xấu được công bố chưa phản ánh đầy đủ con số thực tế, đạt giữa bối cảnh tính minh bạch đang thấp, đồng nghĩa với việc "sức khỏe" của các ngân hàng có thể yếu hơn so báo cáo. Khoảng phân nửa vốn các nhà băng có thể gặp rủi ro khi mà con số nợ xấu toàn ngành có thể cao hơn 10% so con số công bố của Ngân hàng Nhà nước.
Cơ quan này cũng nhận định rằng, những vấn đề về cấu trúc có thể đang giữ tỷ lệ cho vay trên tỉ lệ tiền gửi của hầu hết các ngân hàng lớn Việt Nam cao hơn hoặc gần bằng 100%.
Tại bản báo cáo, Fitch cũng ghi nhận về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của hãng này, những tiến bộ về cải cách cũng như củng cố lĩnh vực ngân hàng và việc thành lập một công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu các ngân hàng dường như chưa rõ ràng.
Cùng với đó, theo Fitch, Chính phủ mặc dù cũng đã có đề cập đến việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư, song tiến trình này vẫn còn mờ nhạt.
Bích Diệp