EVN thu hàng tỷ USD nhờ... thoái vốn
(Dân trí) - Chỉ trong giai đoạn cuối năm, EVN đã thoái vốn và chuyển nhượng vốn thành công khỏi ABBank, Bảo hiểm Toàn cầu và các doanh nghiệp khác như Thủy điện Thác Bà, Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh...thu về hàng trăm tỷ đồng.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Cho vay tín chấp: Khách hàng bị… “săn lùng” EVN thu hàng tỷ USD từ hoạt động thoái vốn năm 2013 Năm 2013: Thắng đậm về tỉ giá và thị trường vàng Đại gia bỏ chứng khoán: Người ra đi đau đớn, kẻ dứt áo lạnh lùng |
Gần đây, với việc đấu giá thành công cổ phần ở Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), EVN đã thu về 252 tỷ đồng. Đồng thời, Tập đoàn cũng thu được thêm 26 tỷ đồng nhờ thoái vốn ở Công ty Bảo hiểm Toàn cầu (GIC).
Kế hoạch năm 2014, EVN sẽ thoái vốn tiếp ở Ngân hàng An Bình với khối lượng tương tự bên cạnh rút dần khỏi các công ty kinh doanh bất động sản miền Trung, Sài Gòn và lập kế hoạch để thoái vốn EVNFC (Công ty tài chính Điện lực) 25%.
Tất cả các phương án này đều đã được EVN trình Bộ Công thương theo quy định, chờ Bộ phê duyệt phương án cho đấu giá và sau đó triển khai. Dự kiến quý I/2014 sẽ tiếp tục thoái vốn ở những đơn vị này.
Trong báo cáo gửi Bộ Công thương, EVN cho biết, trong năm nay đã phê duyệt phương án tái cơ cấu và Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của 6 Tổng công ty (bao gồm 5 tổng công ty điện lực và 1 tổng công ty truyền tải điện).
Theo Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012-2015, EVN không có đơn vị thuộc diện cổ phần hóa, chỉ có các đơn vị thuộc diện thoái vốn và giảm vốn góp dến hết năm 2015. Cụ thể, vốn góp tại Ngân hàng TMCP An Bình, CTCP Chứng khoán An Bình, CTCP Bảo hiểm Toàn Cầu, CTCP Bất động sản Sài Gòn Vina, CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung, CTCP Đầu tư và xây dựng Điện lưc Việt Nam và thực hiện giảm vốn góp tại Công ty Tài chính cổ phần Điên lực theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng.
EVN đã hoàn thành việc chuyển nhượng 1 triệu cổ phần tại CTCP Bảo hiểm Toàn cầu GIC sang Công ty International ERGO, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 22,5% xuống còn 20%, thu về 26 tỷ đồng (giá mua bình quân 13.924 đồng/cp, giá bán 26.000 đồng).
EVN cho biết, đối với các đối tác như Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản…, việc thoái vốn gặp nhiều khó khăn, để thoái vốn cần thực hiện nhiều thủ tục với các cơ quan có thẩm quyền, đòi hỏi nhiều thời gian cũng như các cơ chế chính sách chưa phù hợp. Tuy nhiên, tập đoàn cũng cam kết với Bộ Công thương sẽ cố gắng đảm bảo để thực hiện đúng kế hoạch và lộ trình theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, tại các hoạt động tài chính khác, được biết, vào ngày 12/12 vừa rồi, EVN cũng đã bàn giao toàn bộ trên 19 triệu cổ phiếu TBC của CTCP Thủy điện Thác Bà và không còn là cổ đông trực tiếp của công ty này.
Trước đó 2 ngày, EVN vừa hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 63 triệu cổ phần của VSH của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, tương ứng 30,55% vốn điều lệ và không còn trực tiếp sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của VSH.