Doanh nghiệp Việt vào "sân chơi' ASEAN: Kẻ sốt sắng, người dửng dưng
Hội nhập là xu thế tất yếu và đem đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nếu biết tận dụng. Nhưng nếu hội nhập mà không có sự chuẩn bị kĩ càng thì các doanh nghiệp lại gặp khó khăn gấp bội. Đó là tình thế của nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay, khi mà thời điểm hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chỉ còn tính bằng tháng (cuối năm 2015).
Bài 1: Kẻ sốt sắng, người dửng dưng
Theo kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có đến 76% doanh nghiệp (DN) được hỏi bày tỏ không biết gì về AEC, 94% không hiểu rõ nội dung cam kết trong AEC, 63% không hiểu những cơ hội và thách thức mà AEC mang lại. Điều này cho thấy, cộng đồng DN trong nước vẫn chưa quan tâm và còn thụ động trong việc đón đầu hội nhập.
Đi trước đón đầu
Phát huy những lợi thế sẵn có để đón đầu cơ hội trước khi AEC hình thành là chiến lược hiện nay của Tổng Công ty May 10. DN này đang tính đến chuyện sẽ đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường lân cận nhằm tận dụng lợi tế từ AEC. Trong đó, các thị trường được May 10 nhắm tới sẽ là Myanmar, Lào, Campuchia…
“Với kinh nghiệm sau nhiều năm phát triển tại thị trường Việt Nam, chúng tôi sẽ nhắm đến thị trường có tính tương đồng cao về nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu, đặc thù để phát triển hệ thống phân phối. Với lợi thế về sản phẩm có thương hiệu, đặc biệt là dòng sơ mi, veston và thời trang công sở, chúng tôi sẽ mở các cửa hàng, đại lý phân phối tại các nước này. Đây cũng là chiến lược để DN đón đầu cơ hội khi AEC được hình thành vào cuối năm”, ông Thân Đức Việt, Phó TGĐ Tổng công ty May 10 cho biết.
Là một DN hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tôn thép, Tập đoàn Hoa Sen cũng đã chuẩn bị cho thời điểm mở rộng cửa vào ASEAN. Hoa Sen đang xúc tiến đầu tư các nhà máy ở Thái Lan và Indonesia, mở rộng hệ thống bán lẻ để tạo lợi thế cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa, quảng bá thương hiệu thông qua việc tổ chức sự kiện ở tầm khu vực và quốc tế…
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, AEC là một cơ chế mở hơn các hiệp định thương mại song phương và đa phương hiện nay và chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho các thành viên ASEAN.
Trong mảng sản phẩm đồ gia dụng, hiện nay các DN Thái Lan đã bắt đầu đưa hàng ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy DN Thái Lan đang chuẩn bị cho thời điểm AEC hình thành. Nắm bắt được điều này, Công ty nhôm - nhựa Kim Hằng (TP Hồ Chí Minh) đã đầu tư nghiên cứu để ra mắt sản phẩm mới đáp ứng thói quen của người tiêu dùng trong khu vực. Công ty đang chuẩn bị xuất lô hàng đầu tiên sang Malaysia - thị trường có nét tương đồng với Việt Nam, vốn không đòi hỏi quá khắt khe.
“Nếu DN không có chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ không chỉ mất thị trường khu vực, mà ngay cả thị trường nội địa cũng khó giữ vững. Ngay từ năm 2014, để đón đầu, DN đã khảo sát, tính toán nhu cầu của cộng đồng ASEAN cũng như thành lập bộ phận để chuẩn bị cho AEC. Kinh nghiệm cho thấy, để có thể tận dụng tối đa các lợi ích mà AEC đem lại, tự bản thân mỗi DN cần tiến hành cải cách triệt để theo những tiêu chuẩn và yêu cầu hội nhập của AEC”, bà Nguyễn Thu Phương, TGĐ Công ty CP Đầu tư Nam Dương cho hay.
Chần chừ sẽ thiệt!
Theo các chuyên gia kinh tế, lĩnh vực phân phối và các DN sản xuất hàng tiêu dùng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi AEC hình thành. Nếu DN không có các bước chuyển đổi phù hợp sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường. Cụ thể ở lĩnh vực phân phối, thị trường bán lẻ của Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Hiện nay, việc mua bán và sáp nhập trong nước đang có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt khi gần đến thời điểm Việt Nam tham gia AEC. Đến lúc đó, thị trường của DN Việt Nam sẽ không chỉ có 90 triệu dân mà là thị trường của gần 600 triệu dân trong khu vực ASEAN.
Thực tế, ngay từ 1 - 2 năm trước, khi AEC chưa hình thành, hàng loạt sản phẩm tiêu dùng của Thái Lan đã nhanh chân thâm nhập sâu rộng, mạnh mẽ vào thị trường nội địa. Bên cạnh đó, các DN bán lẻ Thái cũng có những kế hoạch bài bản, phương án kinh doanh cụ thể để từng bước thâu tóm sản xuất - tiêu dùng trong nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú lạc quan hơn cho rằng, vấn đề hàng hóa không quá đáng lo bởi nhà kinh doanh luôn đặt lợi nhuận lên đầu chứ họ không phải là nhà ái quốc đơn thuần theo kiểu hàng tôi tôi bán, hàng anh anh bán. Nếu hàng ta rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng hơn thì họ sẽ mua của ta. Tuy vậy, Thứ trưởng cũng cho rằng nếu DN bán lẻ trong nước không chuẩn bị kĩ càng thì rất khó cạnh tranh với DN ngoại.
“Chúng ta có lợi thế về sự năng động nhưng kém hơn các quốc gia khác về tính chuyên nghiệp, năng lực tài chính. Ngoài ra, hệ thống bán lẻ của các DN trong nước chưa mạnh, quy mô nhỏ đã gián tiếp khiến hàng hóa Việt Nam gặp khó khi tiêu thụ trên sân nhà. Theo tôi, đây là thời điểm DN phải cân nhắc và hoạch định những chiến lược cụ thể để có thể tham gia vào sân chơi lớn”, ông Nguyễn Cẩm Tú đánh giá.
Đi trước đón đầu
Phát huy những lợi thế sẵn có để đón đầu cơ hội trước khi AEC hình thành là chiến lược hiện nay của Tổng Công ty May 10. DN này đang tính đến chuyện sẽ đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường lân cận nhằm tận dụng lợi tế từ AEC. Trong đó, các thị trường được May 10 nhắm tới sẽ là Myanmar, Lào, Campuchia…
“Với kinh nghiệm sau nhiều năm phát triển tại thị trường Việt Nam, chúng tôi sẽ nhắm đến thị trường có tính tương đồng cao về nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu, đặc thù để phát triển hệ thống phân phối. Với lợi thế về sản phẩm có thương hiệu, đặc biệt là dòng sơ mi, veston và thời trang công sở, chúng tôi sẽ mở các cửa hàng, đại lý phân phối tại các nước này. Đây cũng là chiến lược để DN đón đầu cơ hội khi AEC được hình thành vào cuối năm”, ông Thân Đức Việt, Phó TGĐ Tổng công ty May 10 cho biết.
Dây chuyền sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Thái Nguyên). Ảnh: TTXVN |
Là một DN hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tôn thép, Tập đoàn Hoa Sen cũng đã chuẩn bị cho thời điểm mở rộng cửa vào ASEAN. Hoa Sen đang xúc tiến đầu tư các nhà máy ở Thái Lan và Indonesia, mở rộng hệ thống bán lẻ để tạo lợi thế cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa, quảng bá thương hiệu thông qua việc tổ chức sự kiện ở tầm khu vực và quốc tế…
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, AEC là một cơ chế mở hơn các hiệp định thương mại song phương và đa phương hiện nay và chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho các thành viên ASEAN.
Trong mảng sản phẩm đồ gia dụng, hiện nay các DN Thái Lan đã bắt đầu đưa hàng ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy DN Thái Lan đang chuẩn bị cho thời điểm AEC hình thành. Nắm bắt được điều này, Công ty nhôm - nhựa Kim Hằng (TP Hồ Chí Minh) đã đầu tư nghiên cứu để ra mắt sản phẩm mới đáp ứng thói quen của người tiêu dùng trong khu vực. Công ty đang chuẩn bị xuất lô hàng đầu tiên sang Malaysia - thị trường có nét tương đồng với Việt Nam, vốn không đòi hỏi quá khắt khe.
“Nếu DN không có chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ không chỉ mất thị trường khu vực, mà ngay cả thị trường nội địa cũng khó giữ vững. Ngay từ năm 2014, để đón đầu, DN đã khảo sát, tính toán nhu cầu của cộng đồng ASEAN cũng như thành lập bộ phận để chuẩn bị cho AEC. Kinh nghiệm cho thấy, để có thể tận dụng tối đa các lợi ích mà AEC đem lại, tự bản thân mỗi DN cần tiến hành cải cách triệt để theo những tiêu chuẩn và yêu cầu hội nhập của AEC”, bà Nguyễn Thu Phương, TGĐ Công ty CP Đầu tư Nam Dương cho hay.
Chần chừ sẽ thiệt!
Theo các chuyên gia kinh tế, lĩnh vực phân phối và các DN sản xuất hàng tiêu dùng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi AEC hình thành. Nếu DN không có các bước chuyển đổi phù hợp sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường. Cụ thể ở lĩnh vực phân phối, thị trường bán lẻ của Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Hiện nay, việc mua bán và sáp nhập trong nước đang có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt khi gần đến thời điểm Việt Nam tham gia AEC. Đến lúc đó, thị trường của DN Việt Nam sẽ không chỉ có 90 triệu dân mà là thị trường của gần 600 triệu dân trong khu vực ASEAN.
Thực tế, ngay từ 1 - 2 năm trước, khi AEC chưa hình thành, hàng loạt sản phẩm tiêu dùng của Thái Lan đã nhanh chân thâm nhập sâu rộng, mạnh mẽ vào thị trường nội địa. Bên cạnh đó, các DN bán lẻ Thái cũng có những kế hoạch bài bản, phương án kinh doanh cụ thể để từng bước thâu tóm sản xuất - tiêu dùng trong nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú lạc quan hơn cho rằng, vấn đề hàng hóa không quá đáng lo bởi nhà kinh doanh luôn đặt lợi nhuận lên đầu chứ họ không phải là nhà ái quốc đơn thuần theo kiểu hàng tôi tôi bán, hàng anh anh bán. Nếu hàng ta rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng hơn thì họ sẽ mua của ta. Tuy vậy, Thứ trưởng cũng cho rằng nếu DN bán lẻ trong nước không chuẩn bị kĩ càng thì rất khó cạnh tranh với DN ngoại.
“Chúng ta có lợi thế về sự năng động nhưng kém hơn các quốc gia khác về tính chuyên nghiệp, năng lực tài chính. Ngoài ra, hệ thống bán lẻ của các DN trong nước chưa mạnh, quy mô nhỏ đã gián tiếp khiến hàng hóa Việt Nam gặp khó khi tiêu thụ trên sân nhà. Theo tôi, đây là thời điểm DN phải cân nhắc và hoạch định những chiến lược cụ thể để có thể tham gia vào sân chơi lớn”, ông Nguyễn Cẩm Tú đánh giá.
Theo Hoàng Dương - Lê Nghĩa