Doanh nghiệp nào được cấp “thẻ xanh”?
Theo chương trình, hôm nay, 16/5, Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan. Ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết: Dự án luật trình Quốc hội lần này sẽ có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại hóa để tiến tới hội nhập và sẽ có nhiều điều có lợi cho doanh nghiệp.
Dự án Luật Hải quan mới sẽ quy định thủ trưởng cơ quan hải quan là nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan, quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...
| |
Hải quan kiểm tra hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất |
Không, tất cả các hồ sơ này sẽ được khai vào máy tính và chuyển thẳng lên Trung tâm Xử lý dữ liệu của tổng cục, vì vậy quá trình chuyển những dữ liệu khai báo của doanh nghiệp chỉ mất mấy giây. Mô hình quản lý hiện đại này đã được nhiều nước trong khu vực áp dụng như Hàn Quốc, Malaysia...
Quy định về việc kiểm tra không quá 10% lô hàng thuộc diện phải kiểm tra dẫn đến nhận thức là phải kiểm tra tất cả các lô hàng. Và mỗi lô hàng không quá 10% nhưng thực tế cho thấy tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa còn rất lớn?
Qua số liệu thống kê của Hải quan cho thấy, tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu ở VN vẫn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực (các nước trong khu vực gần 40%, VN khoảng 70%).
Chính vì vậy, Luật Hải quan mới sẽ quy định: Hàng hóa xuất khẩu, trừ hàng hóa xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu có điều kiện; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan, hàng hóa quá cảnh, hàng hóa cứu trợ khẩn cấp....; hàng hóa nhập khẩu là thiết bị máy móc tạo tài sản cố định thuộc diện được miễn thuế của dự án đầu tư; hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan; hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ... sẽ được miễn kiểm tra thực tế.
Tuy nhiên, hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan hoặc hàng hóa đã quyết định miễn kiểm tra thực tế mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.... thì sẽ bị tước quyền được hưởng ưu đãi của Quy chế miễn kiểm tra. Nếu 1 năm sau lại chấp hành tốt pháp luật thì hải quan sẽ xem xét cho hưởng lại quy chế.
Hiện tại, Tổng cục Hải quan đang tiến hành xem xét cấp “thẻ xanh” cho những doanh nghiệp chấp hành tốt phát luật để hưởng quy chế miễn kiểm tra hàng hóa.
Nhưng có doanh nghiệp lại cho rằng quy định này không có tính khả thi vì trong quá trình thực hiện khó có thể không để xảy ra sai phạm. Và nếu cứ vi phạm thì bị tước quyền ưu đãi thì e rằng không doanh nghiệp nào đủ điều kiện hưởng ưu đãi?
Đây là băn khoăn rất chính đáng. Vì vậy, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hải quan cũng sẽ phải quy định rất rõ ràng mức độ vi phạm đến cấp nào sẽ bị “tính điểm hạnh kiểm” để tước quyền “miễn trừ” chứ không phải bất cứ hành vi nào cũng bị tính.
Việc bỏ tỉ lệ kiểm tra thực tế 10% cũng khiến nhiều doanh nghiệp e ngại sẽ nới lỏng cho Hải quan “hành” doanh nghiệp?
Trong điều 30 của Luật Hải quan sửa đổi đã quy định rất rõ: Chính phủ sẽ quy định cụ thể mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa chứ Hải quan không có quyền “tự tung tự tác”.
Hải quan chưa làm hết trách nhiệm Hiện nay, thủ tục khai báo thuế và tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (DN) phần nhiều do Hải quan quyết định, còn cán bộ ngành thuế chỉ làm việc trên cơ sở báo cáo của Hải quan. Đó là sự lệ thuộc về nghiệp vụ và là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực. Thêm một lý do nữa dẫn đến bất cập trong tính thuế là do thông tin, kiến thức thị trường của cán bộ Hải quan không được cập nhật thường xuyên mà chủ yếu làm theo khuôn mẫu có sẵn, hoặc giao cho DN tự đi kiểm chứng giá thị trường rồi sau đó về tự khai. Nếu đúng thì không sao, nếu không đúng thì DN bị xử lý. Điều này chứng tỏ Hải quan rất thiếu trách nhiệm. Vụ 23 DN nhập khẩu ô tô ở phía Bắc mới đây bị cơ quan Hải quan buộc truy thu thuế hàng tỉ đồng mỗi DN là điển hình của thái độ làm việc nói trên. Ngành hải quan đã để cho DN tự khai nhưng không có quy trình kiểm chứng, sau đó việc thông quan đã hoàn tất thì lại truy thu vì phát hiện khai báo sai giá. Thử hỏi ngành Hải quan đã làm gì để hạn chế sai sót trên. Sai sót này do có sự thông đồng hay do sự khác biệt về trình độ nhận thức và thẩm định giá trị sản phẩm? Cho nên Luật Hải quan sửa đổi cần phải quy định rõ vấn đề trên. Nếu DN tự áp thuế thì phải có công cụ so sánh và một khi đã thông quan nếu phát hiện có sai sót thì lỗi thuộc về Hải quan. Vì vậy, Luật Hải quan nhất thiết phải có phần quy định chế tài đối với những sai phạm để gia tăng trách nhiệm của ngành. Tiến sĩ Nguyễn Thành Nhơn - Trưởng Ban Dự án Hội DN Trẻ TPHCM. |
Theo Người lao động