1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Để phân bón giả không còn làm khổ nhà nông

Với diện tích đất nông nghiệp lớn và tiềm năng phát triển cao, các tỉnh Tây Nguyên thu hút hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón hoạt động. Tuy nhiên, thị trường đầy sức hút này lại đang phải đối mặt với thực trạng phân bón giả tràn lan.

Muôn hình, vạn trạng… giả

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên, Đắk Nông là tỉnh có tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp như: Cà phê, hồ tiêu, cao su và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao… Điều này nghiễm nhiên biến Đắk Nông trở thành thị trường màu mỡ của nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón. Được biết, hiện trên địa bàn có khoảng hơn 100 nhà sản xuất và nhập khẩu cung ứng vào thị trường, với hơn 400 cơ sở kinh doanh trực tiếp.

Đông đúc là thế nên những năm gần đây, thực trạng phân bón giả tràn lan trên địa bàn tỉnh với những hình thức tinh vi và khó kiểm soát. Chủ yếu lợi dụng kẽ hở về quản lý cũng như sự thiếu hiểu biết của người dân mà lượng phân bón len lỏi vào địa bàn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Đáng nói dù các loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên thị trường chủ yếu được gia công khá thô sơ, thậm chí chỉ bằng “công nghệ cuốc xẻng” vẫn dễ dàng lừa người tiêu dùng.

Để phân bón giả không còn làm khổ nhà nông - 1

Bản đồ quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Đắk Nông

Tức là thay vì sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật có dây truyền sản xuất hiện đại thì các cơ sở lại làm bằng thủ công là dùng cuốc, xẻng để trộn phân bón. Những khái niệm như phòng thí nghiệm, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm sản xuất ra… là không hề có.

Thế nên còn nhớ kết quả thanh kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm của 104 mẫu phân bón NPK, vi sinh các loại trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông năm 2013 của thanh tra sở NN & PTNT tỉnh Đắk Nông thực hiện thì có tới 50% các loại sản phẩm là phân bón giả, kém chất lượng. Sau khi sử dụng các loại phân bón này, hàng trăm hộ nông dân khốn đốn vì cây trồng bỗng dưng bị vàng lá, chậm phát triển và chết dần, đất đai thì bị nhiễm độc, bạc màu…

Không đâu xa, ngay đầu tháng 5/2017 vừa qua, hàng hộ dân của huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông điêu đứng khi hàng chục hecta hồ tiêu bị chết nghi do dùng phải phân bón giả. Thảm cảnh này đã đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, rồi liên tiếp các lô phân bón giả bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ.

Gần đây nhất, ngày 16/5/2017, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông, Đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã bắt và tổ chức tiêu hủy hơn 7,4 tấn phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Để thôi vấp phải hàng nhái

Thực tế, với một thị trường màu mỡ như tỉnh Đắk Nông thì khó tránh khỏi tình trạng phân bón giả tràn lan. Chưa kể, đặc tính cạnh tranh của cơ chế thị trường còn biến môi trường kinh doanh phân bón trên địa bàn trở nên “thật giả khó lường”, khi nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vẫn phải đối mặt với những tin đồn thất thiệt.

Đơn cử như Công ty Phân bón Sông Lam - một trong những doanh nghiệp uy tín sản xuất và phân phối những sản phẩm phân bón hữu cơ, vinh sinh với nhiều năm hoạt động tại thị trường các tỉnh Tây Nguyên cũng “khốn khổ” vì bị nhiều hãng phân bón giả tung tin đồn, bị giả mạo bao bì sản phẩm.

Sau hơn 20 năm hoạt động, Công ty Sông Lam đã đồng hành cùng người nông dân trải qua những thăng trầm của thị trường nông nghiệp tại Đăk Nông, cũng như nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước. Thấu hiểu những khó khăn, trăn trở, băn khoăn của người nông dân, Công ty Sông Lam luôn xác định sứ mạng của mình là “Cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, hỗ trợ bà con nông dân hết mình”.

Hiện nay, Công ty Sông Lam có hai sản phẩm chính được phân phối rộng rãi trên thị trường là Phân bón Trung lượng Sông Lam 333 và Phân bón Trung vi lượng 94, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất phân bón. Mặc dù đã nghiêm túc thực hiện các quy định và có đầy đủ giấy phép theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, doanh nghiệp này cũng vừa phải đối mặt với tin đồn thất thiệt do các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh cố tình tung ra.

Từ đó để thấy, không chỉ các cơ quan chức năng mà ngay cả những doanh nghiệp chân chính cũng gặp muôn vàn khó khăn trong việc “dẹp loạn” phân bón giả.

Được biết, trước đây Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông đã đưa ra nhiều phương án chống phân bón giả, kém chất lượng xâm nhập vào địa bàn. Nhiều năm qua việc kiểm soát chất lượng phân bón lưu thông trên thị trường đã được đơn vị này xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và các nhà kinh doanh hợp pháp.

Về phía Hội Nông dân tỉnh cũng đã có hoạt động nhằm giảm thiểu tình trạng phân bón giả tràn lan này.

Trao đổi với PV ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hiệp Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông cho biết: Nhận rõ việc cần giảm thiểu tình trạng phân bón giả trên địa bàn, chúng tôi đã có các chương trình phối hợp với các công ty sản xuất phân bón có uy tín.

Cụ thể, Phía Hội Nông dân tỉnh đã đứng ra làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân. Liên kết 4 bên gồm doanh nghiệp, Hội nông dân, cơ quan chức năng các cấp và người dân để đảm bảo tìm được sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Khi tiến hành ký kết với các công ty chúng tôi phải thông qua các hồ sơ giấy tờ, giấy phép kinh doanh, công bố chất lượng, kiểm tra chất lượng…

Các sản phẩm phân bón chất lượng, uy tín của Sông Lam luôn được Hội Nông dân tỉnh bảo trợ, đồng hành
Các sản phẩm phân bón chất lượng, uy tín của Sông Lam luôn được Hội Nông dân tỉnh bảo trợ, đồng hành

Thậm chí tổ chức cho cán bộ cấp xã, cấp huyện cùng với cơ quan chức năng đến tận cơ sở sản xuất để mục sở thị hiện trạng của nhà máy. Khi các giấy phép đã đủ, chất lượng đã được kiểm định mới tiến hành ký kết.

“Đương nhiên, trong quá trình sản phẩm được đưa vào địa bàn, các đơn vị kinh doanh phải có cam kết đảm bảo chất lượng. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra theo định kỳ, thậm chí kiểm tra không báo trước, nếu đưa mẫu đi test mà không đủ chất lượng thì các công ty phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải bồi thường cho người nông dân”- ông Gấm nói.

Vì thế trong hàng trăm doanh nghiệp phân bón đang có mặt trên thị trường Đắk Nông thì Hội Nông dân mới chỉ ký kết với 6 công ty sản xuất phân bón uy tín, trong đó có Công ty TNHH phân bón Sông Lam.

Theo ông Gấm: “Các công ty này đều có sản phẩm được phân phối trên địa bàn từ khá lâu, cũng đã được người dân chấp nhận. Tuy nhiên, khi cung ứng chưa thành hệ thống nên chúng tôi liên kết theo mô hình này một cách có hệ thống để cùng nhau kiểm soát, vừa tạo điều kiện cho nông dân được hưởng ưu đãi từ doanh nghiệp, cơ quan chức năng cũng kiểm soát được giá phân bón trên thị trường. Phía doanh nghiệp cũng thuận tiện hơn khi có địa chỉ cung ứng rõ ràng, có địa điểm cụ thể để chứng minh rằng phân bón của mình đạt chất lượng, sản phẩm có giá trị về năng suất, sản lượng cây trồng”.

Ở Đắk Nông đã bắt đầu xuât hiện những làng tỉ phú từ nông nghiệp
Ở Đắk Nông đã bắt đầu xuât hiện những làng tỉ phú từ nông nghiệp

Mô hình liên kết mới này dù mới triển khai trên địa bàn tỉnh gần một năm nhưng hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, điều kiến ông Gấm băn khoăn rằng các hộ nông dân đã quen với hình thức lấy sản phẩm từ các đại lý nhỏ, lẻ. Trong khi trên địa bàn hiện có hàng trăm đại lý nên việc quản lý chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Từ đó ông Gấm khuyến cáo: “Để tránh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng thì bà con nông dân nên chọn sản phẩm phân bón của các đơn vị đã được cơ quan chức năng kiểm duyệt chất lượng, không chọn phân bón trôi nổi để tránh những hậu quả đáng tiếc”.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm