Đánh giá của WWF về cá tra là thiếu thận trọng
(Dân trí) - Tổng cục thủy sản (Bộ NN&PTNT) ngày 9/12 đã có thông báo chính thức về việc đã nhận được bảng câu hỏi và kết quả đánh giá cá tra từ phía WWF và khẳng định đánh giá này là thiếu thận trọng.
Để đánh giá các tiêu chí trên đã có 19 câu hỏi khác nhau được đưa ra. Tuy nhiên, theo khẳng định của ông Tuấn kết quả đánh giá không thuyết phục. Bởi thứ nhất, hệ thống số liệu để đánh giá rất nghèo nàn, chỉ dựa trên hai tài liệu đã được công bố từ trước năm 2009.
Thậm chí 7/19 câu hỏi ngay trong bảng đánh giá không có nguồn thông tin, có những câu hỏi còn mâu thuẫn nhau về lý luận. “Do đó, kết quả đánh giá này là thiếu thận trọng” - ông Tuấn khẳng định.
Được biết, phía WWF Việt Nam hiện nay đã đồng ý với kiến nghị của Tổng cục Thuỷ sản trong lúc chờ đợi kết quả của đánh giá lại thì nên đưa con cá tra, cá ba sa nuôi tại Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ” được khuyến nghị là “không nên mua”. Việc đánh giá trong tương lai cần được thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan.
WWF Việt Nam cũng khẳng định đã không tham gia vào quá trình đánh giá trước đây, song phía WWF Việt Nam đã tích cực chuyển các thông điệp chính của Bộ NN&PTNT và VASEP đến văn phòng WWF Quốc tế.
19 câu hỏi đánh giá tập trung vào những vấn đề sau: Hệ thống nuôi của loài có làm suy yếu nguồn cung cấp nước ngọt hay bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn; có phụ thuộc vào việc sử dụng hóa chất không cũng như có đảm bảo quyền lợi cho động vật và các quy định về giết mổ không? Nguy cơ lan truyền dịch bệnh. Loài cá này có phụ thuộc vào nguồn cung thức ăn từ bên ngoài không cũng như có thể truy xuất được nguồn gốc thức ăn không? Tác động đến hệ sinh thái như thế nào? Các trại nuôi cá có tuân thủ theo các quy hoạch môi trường chiến lược Có khung quy định để giải quyết các vấn đề như: Quy hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường, quản lý an toàn sinh học và dịch bệnh, sử dụng hóa chất, ô nhiễm nước… và giảm thiểu tác động tiêu cực một cách hiệu quả không? Ý thức của người nuôi ra sao? |
Lan Hương