1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Đằng sau việc nhà ông Trầm Bê vượt trần sở hữu tại NH Phương Nam

(Dân trí) - Để giảm tỉ lệ nắm giữ, hoặc cổ đông phải bán bớt vốn, hoặc ngân hàng phải tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, phương án thứ nhất vướng Điều 56 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 khi các đại cổ đông này lại đang là lãnh đạo tại vị của ngân hàng.

Theo Báo cáo quản trị năm 2013 của Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank), hiện ông Trầm Bê đang nắm giữ 8,36% vốn điều lệ ngân hàng với tổng số cổ phần lên tới 334,6 triệu đơn vị.

Với tỉ lệ nắm giữ như trên, ông Trầm Bê mặc dù đã rút khỏi ban lãnh đạo Southern Bank nhưng vẫn là cổ đông lớn của ngân hàng. Đồng thời, cựu Phó Chủ tịch HĐQT Southern Bank nay đã là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Gia đình ông Trầm Bê đang sở hữu trên 20% Southern Bank.
Gia đình ông Trầm Bê đang sở hữu trên 20% Southern Bank.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

[VIDEO] Flappy Bird vẫn kiếm bội tiền sau khi bị dỡ bỏ

Việt Nam đàm phán mua trực thăng không người lái của Áo

Quốc hội Mỹ phê chuẩn dự luật nâng trần nợ công

[VIIDEO] Tân Chủ tịch FED điều trần trước Quốc hội

Trong khi đó, con gái ông Trầm Bê là Trầm Thuyết Kiều cũng đang có trong tay 294,2 triệu cổ phần Southern Bank, sở hữu 7,36% vốn ngân hàng.

Ở Sourthern Bank, con trai ông Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân đang giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Ngân cũng có 176,8 triệu cổ phần ở đây, tương ứng tỉ lệ 4,42% vốn.

Như vậy, chỉ với 3 thành viên, gia đình ông Trầm Bê đã sở hữu tới 20,14% vốn ngân hàng Phương Nam với tổng cộng 806,58 triệu cổ phần ở đây.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 về tỷ lệ sở hữu cổ phần, “một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng” và tại Khoản 3 Điều 55 là “cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng”. Luật này đã có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011.

Nếu chiểu theo các quy định trên thì gia đình ông Trầm Bê đã vi phạm luật. Bởi theo đó, ông Trầm Bê sở hữu vượt 3,36% vốn và bà Trầm Thuyết Kiều sở hữu vượt quá 2,36% vốn tại Southern Bank. Gia đình Phó Chủ tịch Southern Bank cũng đã sở hữu vượt 0,14% vốn ngân hàng theo như quy định hiện hành.

Trường hợp vượt 5% vốn điều lệ ngân hàng của 1 cá nhân không phải chỉ diễn ra tại Southern Bank. Trao đổi với Dân trí, một lãnh đạo ngân hàng cho biết, đây là vấn đề có gắn với lịch sử hình thành từ lâu của tổ chức tín dụng với các cổ đông sáng lập nắm giữ tỉ lệ lớn vốn tại tổ chức này trước khi Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực.

Để giải quyết vấn đề, thông thường có hai phương án: một là cổ đông phải bán/chuyển nhượng bớt cổ phần hoặc ngân hàng phải tăng vốn điều lệ, qua đó giảm tỉ lệ nắm giữ của cổ đông tại ngân hàng xuống.

Tuy nhiên, trong Điều 56 của Luật các tổ chức tín dụng có quy định, “Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.” 

Điều này khiến nhiều cổ đông là lãnh đạo trong ngân hàng không thể thoái vốn vì đều đang tại vị. Trường hợp tại Southern Bank thì ông Trầm Bê đã rút lui khỏi ghế lãnh đạo ngân hàng và bà Trầm Thuyết Kiều đang là Phó Tổng giám đốc ngân hàng - cả hai đều không bị vướng quy định tại Điều 56 về chuyển nhượng bớt cổ phần.

Cách thứ 2 là tăng vốn điều lệ (phương án này phải được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông). Có nghĩa là, trong các kế hoạch phát hành thêm để nâng vốn của ngân hàng sẽ không có sự tham gia của những lãnh đạo đã vượt quá tỉ lệ sở hữu cho phép hoặc có khả năng vượt tỉ lệ sở hữu cho phép nếu mua thêm cổ phần. Qua đó, tỉ lệ nắm giữ của các cổ đông này sẽ tự động giảm xuống theo sự “phình” ra của quy mô ngân hàng.

Được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Đến nay, vốn điều lệ Southern Bank đã là 4.000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động 141 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc; tổng tài sản đạt hơn 75.269 tỷ đồng.

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước