Đã có "cây đũa thần" cho con nợ Vinashin?
Bình luận về “quả bom nợ” 86.000.000.000.000 đồng của Vinashin" và việc "thi hành án".
Tàu Green Sea lừng lững trên vùng neo đậu Hòn Nét - 21 (Cẩm Phả) từ nhiều tháng qua. Ảnh: Trần Ngọc Duy
Hai năm trước, khi “quả bom nợ” 86.000.000.000.000 đồng của Vinashin nổ tung trong nỗi bức xúc của dư luận, tân Tổng Giám đốc Vinashin- Anh hùng Lao động Trương Văn Tuyến khẳng định đầy lạc quan: “Số nợ 86.000 tỉ đồng không thể mất đi mà nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản của Vinashin”. Thậm chí, tại Quốc hội, một thành viên của Chính phủ cũng phát biểu đầy lạc quan với cử tri và đồng bào cả nước: Khoản nợ 86.000 tỉ đồng của Vinashin, khả năng đến năm 2013-2014 sẽ trả xong.
Ấy thế mà tại Quốc hội chiều qua (2.11), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nói đến chuyện “cần phải thành lập Ban chỉ đạo thi hành án đối với vụ Vinashin” do liên quan đến số tiền 950 tỉ đồng phải thi hành án mà chính ông Hà Hùng Cường cũng thừa nhận: ''Do tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản- nhất là bất động sản- sẽ bị chững lại, nên Bộ trưởng Tư pháp e sẽ khó thu được từ Vinashin số tiền này”.
Khoản tiền 950 tỉ còn không thi hành án nổi, huống chi khoản nợ 86.000 tỉ đồng- dù đã được tái cơ cấu cho Tập đoàn Dầu khí, cho Tập đoàn Hàng hải!
Dường như, việc phải lập một ban chỉ đạo là một sự bất bình thường cho một công vụ đáng lẽ phải rất thông thường. Và người ta cũng chỉ áp dụng khi khó đến mức không thể thi hành án nổi, hay đúng hơn là đương sự chẳng còn gì mà thi hành.
Vinashin còn lại gì, ngoài lũ lượt bất động sản đang ''đóng băng''; ngoài những con tàu “siêu trường, siêu trọng” nhưng đã lên lão, giờ đang trôi nổi như những “con tàu ma”?
Báo giới vừa cho bạn đọc mục sở thị một ''con tàu ma'' như thế. Và đây là những thông số: Tàu Green Sea- 30 tuổi, vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn. Duy nhất một thủy thủ trực, cùng với một con chó đen. Từ tháng 4/2012 đã neo ở biển Quảng Ninh và đã 6 tháng các thủy thủ không được nhận lương.
Liệu Bộ trưởng Hà Hùng Cường có thể thi hành án với một con tàu đồng nát? Liệu Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh có thể thu hồi với một thứ rác thải? Và liệu Nhà nước- thực ra là nhân dân- sẽ được trả nợ với “chiếc cần câu Green Sea” mà Vinashin đang dùng để “tự mình trả nợ”.
“Tiền đang nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản”- Anh hùng Lao động Trương Văn Tuyến nói không sai; nhưng đúng hơn phải là “tiền đang trôi dạt ngoài biển hay ''đóng băng'' trong đất”. Chưa nói đến việc nó còn lại bao nhiêu; chưa kể đến những khoản lỗ và những khoản đã “một đi không trở lại”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường- một thành viên Chính phủ- có lẽ không muốn cũng phải thừa nhận một sự thật, chính Vinashin và những khoản nợ khó đòi là một trong những con nợ lớn nhất, một ''cục máu đông'' khiến công tác thi hành án “nghẽn mạch”. Và nếu đặt cạnh tỉ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước sau thanh tra “chưa đến 30%”- như thừa nhận của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thì quả thực chính những con nợ mang mác Vina đang là nơi chôn tiền khủng khiếp nhất; cũng là nơi mà kỷ cương- nếu coi việc thi hành những bản án “nhân danh nước cộng hòa” là thực hiện kỷ cương, phải “bó tay”.
Đấy cũng là lý do khiến Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất “tiếp tục xây dựng đề án miễn phí thi hành án”. Theo ông, đề án này có thể giảm được 50.000 việc không có điều kiện thi hành tồn đọng từ năm 2009 trở về trước, có những việc đã 20 năm.
Tuy nhiên, bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” hay không.
Không biết chừng, đây chính là ''cây đũa thần'' để hô biến khoản 950 tỉ phải thi hành án của Vinashin- cũng giống như việc “chan nợ” cho dầu khí- cho hàng hải.
Ấy thế mà tại Quốc hội chiều qua (2.11), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nói đến chuyện “cần phải thành lập Ban chỉ đạo thi hành án đối với vụ Vinashin” do liên quan đến số tiền 950 tỉ đồng phải thi hành án mà chính ông Hà Hùng Cường cũng thừa nhận: ''Do tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản- nhất là bất động sản- sẽ bị chững lại, nên Bộ trưởng Tư pháp e sẽ khó thu được từ Vinashin số tiền này”.
Khoản tiền 950 tỉ còn không thi hành án nổi, huống chi khoản nợ 86.000 tỉ đồng- dù đã được tái cơ cấu cho Tập đoàn Dầu khí, cho Tập đoàn Hàng hải!
Dường như, việc phải lập một ban chỉ đạo là một sự bất bình thường cho một công vụ đáng lẽ phải rất thông thường. Và người ta cũng chỉ áp dụng khi khó đến mức không thể thi hành án nổi, hay đúng hơn là đương sự chẳng còn gì mà thi hành.
Vinashin còn lại gì, ngoài lũ lượt bất động sản đang ''đóng băng''; ngoài những con tàu “siêu trường, siêu trọng” nhưng đã lên lão, giờ đang trôi nổi như những “con tàu ma”?
Báo giới vừa cho bạn đọc mục sở thị một ''con tàu ma'' như thế. Và đây là những thông số: Tàu Green Sea- 30 tuổi, vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn. Duy nhất một thủy thủ trực, cùng với một con chó đen. Từ tháng 4/2012 đã neo ở biển Quảng Ninh và đã 6 tháng các thủy thủ không được nhận lương.
Liệu Bộ trưởng Hà Hùng Cường có thể thi hành án với một con tàu đồng nát? Liệu Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh có thể thu hồi với một thứ rác thải? Và liệu Nhà nước- thực ra là nhân dân- sẽ được trả nợ với “chiếc cần câu Green Sea” mà Vinashin đang dùng để “tự mình trả nợ”.
“Tiền đang nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản”- Anh hùng Lao động Trương Văn Tuyến nói không sai; nhưng đúng hơn phải là “tiền đang trôi dạt ngoài biển hay ''đóng băng'' trong đất”. Chưa nói đến việc nó còn lại bao nhiêu; chưa kể đến những khoản lỗ và những khoản đã “một đi không trở lại”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường- một thành viên Chính phủ- có lẽ không muốn cũng phải thừa nhận một sự thật, chính Vinashin và những khoản nợ khó đòi là một trong những con nợ lớn nhất, một ''cục máu đông'' khiến công tác thi hành án “nghẽn mạch”. Và nếu đặt cạnh tỉ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước sau thanh tra “chưa đến 30%”- như thừa nhận của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thì quả thực chính những con nợ mang mác Vina đang là nơi chôn tiền khủng khiếp nhất; cũng là nơi mà kỷ cương- nếu coi việc thi hành những bản án “nhân danh nước cộng hòa” là thực hiện kỷ cương, phải “bó tay”.
Đấy cũng là lý do khiến Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất “tiếp tục xây dựng đề án miễn phí thi hành án”. Theo ông, đề án này có thể giảm được 50.000 việc không có điều kiện thi hành tồn đọng từ năm 2009 trở về trước, có những việc đã 20 năm.
Tuy nhiên, bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” hay không.
Không biết chừng, đây chính là ''cây đũa thần'' để hô biến khoản 950 tỉ phải thi hành án của Vinashin- cũng giống như việc “chan nợ” cho dầu khí- cho hàng hải.
Theo Đào Tuấn
Lao Động