Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật:
Có thể để táo, lê cả năm mà không hỏng
Vừa qua, dư luận có xuất hiện thông tin về trái lê để 5 tháng hay táo để 9 tháng trong điều kiện bình thường mà không hỏng gây nhiều nghi ngại trong dư luận. Xung quanh việc này, phóng viên trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT).
Ông có thể cho biết, thông tin về việc trái táo, lê để 5 đến 9 tháng mà vẫn không hỏng có chính xác không?
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Quả lê, quả táo giữ được lâu thì hoàn toàn có thể xảy ra được. Nếu như giống táo, giống lê có thời gian bảo quản dài, cộng với việc đã được sản xuất ở trong một điều kiện không bị nhiễm các vi sinh vật có thể gây hỏng nhanh trái cây và sau khi thu hoạch đã được xử lý bằng các chất bảo quản an toàn, rồi được giữ ở trong các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho trái cây thì thời gian bảo quản của trái cây hoàn toàn có thể kéo dài được 6-10 tháng, thậm chí cả năm.
Nhưng có nhiều nghi ngại cho rằng, táo và lê để được lâu như vậy là do sử dụng chất bảo quản độc hại, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người?
Thực tế, đối với hoa quả tươi, một trong những vấn đề mà tất cả các nhà sản xuất rất quan tâm, đó là bảo quản thế nào cho hoa quả được tươi lâu. Hoa quả để lâu hỏng hay nhanh hỏng trước hết nó phụ thuộc vào loại cây và giống.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật: “Trong thực tế, không phải là như vậy. Chúng ta tưởng tượng một quả táo, quả lê như thế ngâm vào dung dịch hoocmon hoặc những chất bảo quản độc hại, nó có thể không bị thối, nhưng sẽ hỏng - mất hương vị, màu sắc và không giữ được chất lượng ngon như ban đầu…” |
Đơn cử trái bưởi ở nước ta, sau khi thu hái, nếu chúng ta để trong điều kiện bình thường (chỉ cần mát và thoáng) thì có thể để quả bưởi đó khoảng 5-6 tháng. Với thời gian đó, trong điều kiện bình thường, quả bưởi chỉ bị héo ở vỏ bên ngoài, nhưng bên trong không bị hỏng, chúng ta ăn vẫn thấy ngon, thậm chí là còn ngon hơn lúc mới hái từ trên cây xuống.
Đối với quả táo, lê mà hiện nay chúng ta đang nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Mỹ, New Zealand và Úc. Trên thế giới hiện có khoảng 7.500 giống táo và gần 6.000 giống lê. Người ta chia ra các giống lê mà chín sớm thường có thời gian bảo quản ngắn chỉ 15-30 ngày. Đối với những giống lê chín trung bình, thời gian bảo quản từ 3-5 tháng. Nhưng có những giống lê mà chín muộn thì thời gian bảo quản có thể kéo dài 6-10 tháng.
Những giống táo và lê chín muộn, có thời gian bảo quản dài thường được dùng để xuất khẩu. Bởi vì, các loại táo lê xuất khẩu đòi hỏi phải có thời gian bảo quản dài hơn. Ngoài ra, thời gian bảo quản dài hay ngắn còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Như nhiệt độ, đối với táo và lê, nhiệt độ bảo quản xác định tốt nhất là từ 1-5 độ C…
Như ông nói, táo và lê xuất khẩu vào nước ta phải bảo quản dài hơn. Với các chất bảo quản như hiện nay, theo ông có độc hại gì không?
Các nước hiện nay cho phép sử dụng một số chất bảo quản rất an toàn như nhóm Dephenyl amin (DPA), Ethoxiquyn và 1-MCP (1-metycyclopropene). Hiện nay, chất 1-MCP đang được sử dụng rất nhiều ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi sử dụng chất này cộng với bảo quản ở điều kiện mát, quả táo có thể giữ được trên 8 tháng và không hề ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị, màu sắc.
Qua các thông tin nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, quả táo hay lê có thể giữ được lâu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện bảo quản; giống táo, lê; việc sử dụng các chất bảo quản an toàn theo nguyên tắc làm chậm quá trình chín, người ta gọi là các chất ức chế Etylen hoặc là các chất chống ôxy hóa (antioxidants). Nhiều người khi thấy trái cây tươi lâu thì nghĩ ngay đến chuyện người sản xuất có thể đã sử dụng chất bảo quản độc hại.
Trong thực tế, không phải là như vậy. Chúng ta tưởng tượng một quả táo, quả lê như thế ngâm vào dung dịch hoocmon hoặc những chất bảo quản độc hại, nó có thể không bị thối, nhưng sẽ hỏng - mất hương vị, màu sắc và không giữ được chất lượng ngon như ban đầu. Đối với táo, lê, nguyên tắc để kéo dài thời gian bảo quản, giữ tươi lâu thì phải sử dụng các chất chống ôxy hóa, làm chậm quá trình chín của quả.
Xin cảm ơn ông!
Theo ông Hồng, hiện trên 90% các loại hoa quả nước ngoài nhập vào Việt Nam đều qua con đường chính ngạch và đều được kiểm tra theo quy định. Tại cửa khẩu, các đơn vị kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ, rồi cách đóng gói của các loại hoa quả, kiểm tra ngoại quan. Sau đó, nếu thấy đạt yêu cầu thì sẽ lấy mẫu để kiểm tra và cho thông quan. Đối với những lô hàng phải áp dụng phương pháp kiểm tra chặt thì phải chờ có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu mới cho thông quan. |
Theo Khương Vũ