Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Khó tránh bán rẻ tài sản
(Dân trí) - Sắp tới, DNNN sẽ phải hoạt động trong môi trường pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Việc thoái vốn ngoài ngành sẽ được thực hiện theo nguyên tắc thị trường.
Báo cáo tại Hội nghị CG cuối kỳ 2012, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết, tính đến ngày 22/10/2012, đã có 75 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hoàn thành xây dựng Đề án tái cơ cấu.
Trong đó, theo Thứ trưởng, đã có 44 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tái cơ cấu.
Thứ trưởng Trung cũng cho hay, hầu hết DNNN sau khi cổ phần hóa hoạt động hiệu quả hơn với các chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, vốn điều lệ đều tăng hơn so với trước khi chuyển đổi.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của đại diện Bộ Tài chính, việc sắp xếp, cổ phần hóa DNNN thời gian qua còn chậm. Trong khi đó, năng lực quản trị của nhiều DNNN vẫn còn hạn chế, chậm đổi mới những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Một số DNNN vi phạm các quy định về quả trị kinh doanh của Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí vốn và tài sản nhà nước.
Để đẩy nhanh hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thứ trưởng Trung cho biết, Chính phủ sẽ cần phải bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý DNNN để doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong môi trường pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nội dung quan trọng này cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố rộng rãi tại Hội nghị sáng nay.
Theo đó, sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các định chế thuộc Nhà nước có chức năng hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, cổ phần hóa DNNN như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ phân loại DNNN để tập trung vào một số lĩnh vực then chốt mà Nhà nước nắm giữ, xác định số lượng, danh sách cụ thể các DNNN nắm giữ 100%, trên 75%, từ 65-75%, từ 50-65% vốn điều lệ và các doanh nghiệp khác. Riêng với những doanh nghiệp cần nắm giữ 100% vốn, sẽ tập trung đầu tư năng lực, quản trị.
Đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, việc thoái vốn nhà nước khỏi lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan và vốn nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối sẽ được thực hiện theo nguyên tắc thị trường.
Trước đó, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), đề cập đến vấn đề, Nhóm thị trường vốn nhận xét, sẽ luôn tồn tại sự lo ngại về việc bán tài sản nhà nước với giá quá rẻ và phải chịu trách nhiệm về việc đó, nhưng đây là những rủi ro kèm theo quá trình này.
Một nghịch lý là những trường hợp cổ phần hóa thành công cũng chính là những trường hợp mà bên tham gia chấp nhận nhượng bộ một phần lợi ích để thu hút các nhà đầu tư.
Theo đó, phát hành cổ phiếu với giá quá cao thường dẫn tới thất bại. Hơn nữa, một tỉ lệ đáng kể cổ phần cũng sẽ phải bán để tạo thanh khoản cho thị trường sau phát hành, chứ không chỉ một tỉ lệ một con số nào đó.
Tuy nhiên, “quá trình này không thể tiếp tục chỉ dừng lại ở mức thảo luận mà đã đến lúc phải có hành động cụ thể”, nhóm công tác nhấn mạnh.
Trong đó, theo Thứ trưởng, đã có 44 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tái cơ cấu.
Thứ trưởng Trung cũng cho hay, hầu hết DNNN sau khi cổ phần hóa hoạt động hiệu quả hơn với các chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, vốn điều lệ đều tăng hơn so với trước khi chuyển đổi.
Phát hành cổ phiếu với giá quá cao thường dẫn tới thất bại (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của đại diện Bộ Tài chính, việc sắp xếp, cổ phần hóa DNNN thời gian qua còn chậm. Trong khi đó, năng lực quản trị của nhiều DNNN vẫn còn hạn chế, chậm đổi mới những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Một số DNNN vi phạm các quy định về quả trị kinh doanh của Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí vốn và tài sản nhà nước.
Để đẩy nhanh hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thứ trưởng Trung cho biết, Chính phủ sẽ cần phải bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý DNNN để doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong môi trường pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nội dung quan trọng này cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố rộng rãi tại Hội nghị sáng nay.
Theo đó, sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các định chế thuộc Nhà nước có chức năng hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, cổ phần hóa DNNN như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ phân loại DNNN để tập trung vào một số lĩnh vực then chốt mà Nhà nước nắm giữ, xác định số lượng, danh sách cụ thể các DNNN nắm giữ 100%, trên 75%, từ 65-75%, từ 50-65% vốn điều lệ và các doanh nghiệp khác. Riêng với những doanh nghiệp cần nắm giữ 100% vốn, sẽ tập trung đầu tư năng lực, quản trị.
Đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, việc thoái vốn nhà nước khỏi lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan và vốn nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối sẽ được thực hiện theo nguyên tắc thị trường.
Trước đó, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), đề cập đến vấn đề, Nhóm thị trường vốn nhận xét, sẽ luôn tồn tại sự lo ngại về việc bán tài sản nhà nước với giá quá rẻ và phải chịu trách nhiệm về việc đó, nhưng đây là những rủi ro kèm theo quá trình này.
Một nghịch lý là những trường hợp cổ phần hóa thành công cũng chính là những trường hợp mà bên tham gia chấp nhận nhượng bộ một phần lợi ích để thu hút các nhà đầu tư.
Theo đó, phát hành cổ phiếu với giá quá cao thường dẫn tới thất bại. Hơn nữa, một tỉ lệ đáng kể cổ phần cũng sẽ phải bán để tạo thanh khoản cho thị trường sau phát hành, chứ không chỉ một tỉ lệ một con số nào đó.
Tuy nhiên, “quá trình này không thể tiếp tục chỉ dừng lại ở mức thảo luận mà đã đến lúc phải có hành động cụ thể”, nhóm công tác nhấn mạnh.
Bích Diệp