CIO - anh là ai?

Thời đại kỹ thuật cao, doanh nghiệp phải chịu sức ép từ những núi thông tin đa chiều, việc xử lý thông tin đòi hỏi nỗ lực từ phía các nhà quản lý nhằm hạn chế tối đa những sai sót nguy hiểm. Xuất hiện trên thế giới từ năm 1994, CIO (Chief information officer) là thuật ngữ chỉ chức danh giám đốc thông tin trong các công ty.

Trọng trách

 

Bắt đầu những năm 2000, Internet và những thiết bị không dây đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, người quản lý việc xử lý số liệu của cty trở thành CIO - một vị trí lãnh đạo quan trọng trong công ty.

 

Đối với các công ty lớn, CIO thường không trực tiếp tham gia vào các dự án, trừ khi dự án có tầm quan trọng đặc biệt. Đối với các công ty vừa và nhỏ, CIO là người trực tiếp khuyến khích các hoạt động công nghệ thông tin được tổ chức dưới dạng dự án, phát triển các chính sách quản lý dự án và hướng dẫn về các dự án.

 

Tiêu chuẩn

 

CIO là người “cung cấp những định hướng công nghệ tiên phong nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển hệ thống xử lý thông tin doanh nghiệp, liên tục sáng tạo và cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ sự phát triển bền vững của công ty trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt không ngừng thay đổi”. Hơn thế, họ còn hỗ tr trực tiếp cho COO (Chief Operating Officer – Giám đốc thực hiện), CFO (Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành).

 

Một CIO thực thụ phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ:

 

- Thiệt lập chiến lược phát triển viễn thông và công nghệ thông tin.

 

- Thiết kế hạ tầng kiến trúc công nghệ thông tin trong tổ chức, đồng thời tiến hành xây dựng những dự án đầu tư mới.

 

- Quản lý và phân tích hệ thống thông tin cùng cơ sở dữ liệu, hệ thống kiến trúc, hệ thống tài sản (thể chất, con người thông tin, cân đối giữa việc tự sản xuất hay tìm đối tác gia công bên ngoài, thiết lập những mối quan hệ mật thiết với những nhà cung cấp và đối tác…), tái cơ cấu quy trình kinh doanh.

 

- Chuyển giao công nghệ kết hợp với tập huấn và triển khai công việc đào tạo.

 

- Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, cả khách hàng nội bộ lẫn khách hành bên ngoài.

 

. “Một CIO giỏi là một CIO có ánh hưởng về chiến lược, ảnh hưởng về khách hàng, ảnh hưởng về tài chính, ảnh hưởng về tác nghiệp và ảnh hưởng về xã hội“ – GS Jeffrey Adam, ĐH Victoria (Australia), kết luận.

 

Do chức danh CIO còn khá mới mẻ nên tại nhiều công ty, CIO mới chỉ được xem là người quản lý về công nghệ thông tin hơn là nhà lãnh đạo thông tin. Không ít công ty tuyển dụng các nhân viên vào vị trí này từ các sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí, thư viện… Công việc của họ ngoài các nhiệm vụ chính nêu trên còn là cung cấp thông tin cho báo chí và cùng với bộ phận kế hoạch, lập kế hoạch marketing cho công ty.

 

Trong thời đại thông tin hiện nay, nếu không đánh giá đúng vai trò của CIO thì rất có thể doanh nghiệp đánh mất đi một chìa khoá quan trọng để mở cánh cửa thành công của mình.

 

 

Theo Doanh Nhân SG Cuối Tuần