1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

TPHCM:

Chuyện về “ngân hàng không khóa” và “kho tiền trong nhân dân”

(Dân trí) - “Chỉ có ở đất nước Việt Nam mới có ngân hàng không khóa, những kho tiền nằm trong nhân dân. Có thể nói những đồng tiền Cụ Hồ vẫn luôn như những giọt máu hồng được nhân dân tin tưởng mến yêu, góp nguồn lực tài chính phục vụ cách mạng”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Những vụ “buôn lậu” tai tiếng của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines

* Nền kinh tế nhóm G20 đang phục hồi song không đồng đều

* Hà Nội được ưu ái, tại sao vẫn kém?

* Kinh tế Việt Nam sau 40 năm tái thiết dưới góc nhìn quốc tế

* Giảm nghèo của VN là kinh nghiệm cho thế giới

* Phó Thủ tướng: Tránh điều chỉnh dồn dập, cùng lúc các mặt hàng thiết yếu

Tối 17/4, tại Dinh Thống Nhất, TPHCM đã diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp “Huyền thoại con đường tiền tệ” do Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng UBND TPHCM thực hiện.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tham dự chương trình “Huyền thoại con đường tiền tệ”.

Ngoài ra chương trình “Huyền thoại con đường tiền tệ” còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ, ca sĩ như:  NSƯT Ánh Tuyết, NSƯT Thanh Thúy, NSƯT Thanh Lam, Mỹ Linh, Đức Tuấn, Bùi Lê Mận...

Chương trình truyền hình đã thể hiện một cách xuyên suốt thông qua những tư liệu, hồi ức và những câu chuyện của các nhân chứng lịch sử. Điểm nhấn của chương trình là các phóng sự về lịch sử ra đời, phát triển của nền tiền tệ độc lập và hoạt động của các đơn vị trực thuộc ngành ngân hàng trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; giao lưu với những cựu cán bộ ngân hàng, những nhân chứng lịch sử...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng hoa cho các đồng chí nguyên là lãnh đạo ngân hàng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng hoa cho các đồng chí nguyên là lãnh đạo ngân hàng

Ngân hàng không trụ sở

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trước yêu cầu cấp bách của cách mạng, ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Ra đời trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, Ngân hàng Quốc gia gặp rất nhiều khó khăn, gian khó khi phải hoạt động trong điều kiện không có trụ sở và phải chiến đấu trong chiến khu.

Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thời kỳ này là phát hành giấy bạc, huy động vốn của nhân dân để nâng cao sản xuất và phát triển kinh tế Nhà nước, quản lý ngân quỹ quốc gia, quản lý ngoại tệ và các hoạt động thanh toán với nước ngoài, đấu tranh tiền tệ với địch...

Điểm hết sức đặc biệt trong giai đoạn này đó là ngân hàng nằm trong chính nhân dân mà chúng ta thường gọi là ngân hàng không có khóa. Tất cả các khoản tiền đều được gửi để nhân dân giữ hộ, khi cần thì mới thu lại. Khi thiếu tiền thì viết giấy vay của nhân dân, hẹn kháng chiến thành công sẽ trả. Vậy mà, tất cả những số tiền đó đã được giữ trọn vẹn, không thiếu một đồng, một xu nào.

Trong hoàn cảnh mọi nguồn lực tập trung cao độ cho chiến trường, thường xuyên vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, của Chủ tịch Hồ Chí minh triển khai kế hoạch cho nhân dân vay vốn, để phát triển sản xuất, giúp các ngành công thương nghiệp mở mang kinh doanh, phục vụ đắc lực cho các chiến dịch.

Ông Vũ Kim Ngân, nguyên cán bộ Ngân hàng Quốc gia Khu Tả Ngạn - sông Hồng, bồi hồi nhớ lại về những ngày hoạt động nghiệp vụ của một cán bộ ngân hàng trong chiến tranh. Ông Ngân kể rằng, thời chiến, cất trữ tiền đã khó, phải làm sao để tiền đó đến được với nhân dân càng khó khăn cho các chiến sĩ ngành ngân hàng.

Ông Vũ Kim Ngân:

Ông Vũ Kim Ngân: "
Chỉ có ở đất nước Việt Nam mới có ngân hàng không khóa như thế"

Đây là giai đoạn lòng tin của người dân với Cụ Hồ là niềm tin tuyệt đối. Cán bộ ngân hàng đã nỗ lực làm công tác dân vận để chuyển hàng trăm két tiền của ta đổi cho nhân dân trong hậu địch để cho ngân dân miền Nam sử dụng tiền Việt Nam.

“Trong hậu địch không có két bằng sắt nên phải nhờ dân giữ hộ. Thế mà bao nhiêu năm kháng chiến không mất tiền. Chỉ có ở đất nước Việt Nam mới có ngân hàng không khóa như thế. Đó là những kho tiền vô hình nằm trong nhân dân. Có thể nói những đồng tiền Cụ Hồ vẫn luôn như những giọt máu hồng được nhân dân tin tưởng mến yêu, chảy vào khắp mọi miền, vùng tự do cũng như vùng địch tạm chiếm để góp phần cùng nhân dân sản xuất tăng gia, góp nguồn lực tài chính phục vụ cách mạng”, ông Ngân xúc động nói.

Huyền thoại một con đường

Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày 6/5/1951 là bước ngoặt lịch sử mở đầu cho sự phát triển của nền tiền tệ độc lập và hoạt động của ngân hàng Việt Nam.

Trong kháng chiến, để đảm bảo con đường tiền tệ được an toàn, thông suốt, nhiều cán bộ ngân hàng đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên các mặt trận.

“Trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ, lịch sử đã ghi danh những con đường huyền thoại như đường mòn Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh trên biển. Bên cạnh những con đường đã đi vào lịch sử dân tộc còn có một con đường huyền thoại khác tuy thầm lặng nhưng cũng hết sức quan trọng đó là con đường vận chuyển tiền tệ chi viện nguồn lực tài chính cho chiến trường miền Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta”, Thống đốc Bình khẳng định.

Đội vận chuyển tiền C100 thuộc Đ559 vận chuyển hàng và tiền…

Đội vận chuyển tiền C100 thuộc Đ559 vận chuyển hàng và tiền…

Phát biểu tại chương trình “Huyền thoại con đường tiền tệ”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nguyên Phó Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, để phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước Bộ Chính trị, Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đặc biệt cho ngành Ngân hàng là nhận và vận chuyển tiền tệ từ hậu phương miền Bắc trong đó có các khản viện trợ của bạn bè quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta để chi viện kịp thời cho chiến trường Miền Nam. Đây là nhiệm vụ bí mật đặc biệt nguy hiểm khó khăn nhưng rất vẻ vang.

Theo quyết định của Bộ Chính trị, ngành ngân hàng đã thành lập các tổ chức đặc biệt như Quỹ ngoại tệ đặc biệt do Cục Ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam quản lý, bí số là B29; Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục miền Nam, bí số N2683, Ban Ngân khố tín dụng R, niên hiệu C32. Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ có lúc phải trực tiếp tham gia chiến đấu, các tổ chức đặc biệt này đã vượt qua biết bao hiểm nguy tai mắt của kẻ thù đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát tiền tệ, chuyển đổi ra nhiều loại tiền khác nhau để chi viện kịp thời hiệu quả cho chiến trường miền Nam.

“Mặc dù phía trước của chúng ta là không ít khó khăn thách thức nhưng tôi tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân tiếp nối những trang sử hào hùng của các thế hệ đã đi trước và huyền thoại con đường tiền tệ của B29, N2683, C32 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với những bài học quý báu trong 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới và quyết tâm cao vượt qua khó khăn thách thức. Tôi tin tưởng rằng tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động ngành ngân hàng của chúng ta sẽ nỗ lực phấn đấu hơn nữa làm tốt hơn nữa để đưa hệ thống ngân hàng phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả an toàn bền vững hội nhập thành công góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kì mới”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Công Quang

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”