1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Chuyển giá không làm xấu môi trường kinh doanh của Việt Nam?

(Dân trí) - Phần lớn các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đều cho rằng cơ chế chuyển giá tác động không đáng kể hoặc không tác động đến môi trường kinh doanh của Việt Nam. Chỉ số môi trường kinh doanh trong quý I/2014 đã tăng vượt bậc.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã hồi phục đáng kể.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã hồi phục đáng kể.


Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 25/2 vừa chính thức công bố kết quả cuộc khảo sát lần thứ 14 về Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) hàng quý được thực hiện vào tháng 2/2014. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam đang tăng rõ rệt.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Đây là lần đầu tiên Chỉ số BCI của Việt Nam vượt trên mức trung bình từ 50 lên 59 điểm kể từ năm 2012 và là dấu mốc tăng trưởng quan trọng, phần nào khẳng định lòng tin của các doanh nghiệp Châu Âu đối với thị trường Việt Nam.

 

Mức gia tăng đáng kể này nhiều khả năng liên quan đến việc gia tăng sự lạc quan trong tổng quan kinh doanh và doanh số vào mùa Tết, tương tự như các năm trước. Tuy nhiên, mức gia tăng 9% vượt bậc dường như còn cho thấy sự tác động của các yếu tố khác ngoài sự lạc quan do Tết. Các yếu tố khác có thể tác động thêm bao gồm sự lo ngại về lạm phát đã giảm, độ tin cậy về triển vọng kinh tế vĩ mô và hy vọng việc hoàn thành một Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) khả thi và hiệu quả.

 

So với kết quả của khảo sát quý trước, số lượng phản hồi cho biết tình hình kinh doanh của họ khả quan đã tăng 7% từ 38% lên 45%. Con số này thậm chí lớn hơn con số từng thấy ở thời điểm gần Tết năm ngoái, ở mức 40%.

 

Hướng đến tương lai, triển vọng kinh doanh cho các doanh nghiệp phản hồi đã cho thấy sự cải thiện đáng kể. Các phản hồi tích cực tăng lên 49% so với 44% quý trước và tăng mạnh so với con số 30% năm trước. Theo cơ quan khảo sát, triển vọng khả quan này có thể liên quan đến kết quả của Hiệp định FTA sắp tới.

 

Song song đó, 30% triển vọng không tích cực, cao hơn năm ngoái (28%). Điều này minh chứng rõ ràng rằng Chính Phủ Việt Nam cần tiếp tục giải quyết các vấn đề do cộng động doanh nghiệp kiến nghị và đảm bảo FTA châu Âu -Việt Nam khả thi và hiệu quả.

 

Các doanh nghiệp phản hồi phần nào tin tưởng vào triển vọng kinh tế vĩ mô với 47% dự đoán tình hình sẽ “ổn định và cải thiện” (bằng quý trước) và 23% lo ngại tiếp tục suy thoái . Trong khi đó, số lượng phản hồi mong đợi tỉ lệ lạm phát có tác động “đáng kể và đe dọa” đến hoạt động của doanh nghiệp duy trì mức hạn chế (29%) so với quý trước (45% năm trước).

 

Cũng tại khảo sát này, khi đề cập đến ảnh hưởng có chế chuyển giá lên môi trường kinh doanh tại Việt Nam, 38% số doanh nghiệp châu Âu được hỏi đã cho rằng có tác động tiêu cực và có tới 57% đánh giá tác động không đáng kể hoặc không tác động.

 

Các doanh nghiệp cũng đã đưa ra một loạt những lý do để tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trong đó hầu hết cho rằng, quy mô thị trường và cơ hội kinh doanh hiệu quả, chi phí lao động và dân số tương đối trẻ là những điểm hấp dẫn của Việt Nam.

 

Bích Diệp
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước