1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Chủ nợ và cổ đông Keangnam bức xúc vì tin "vịt" bán Landmark 72

(Dân trí) - Các chủ nợ và cổ đông của Keangnam tỏ ra không hài lòng với những thông tin sai sự thật về Landmark 72.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

“Chính quyền phải xem DN là người bạn đồng hành của mình”

* Sân bay Long Thành: "Một dự án kinh tế luôn đi kèm sự đánh đổi" (!?)

* Doanh nghiệp hoạt động trong chăn nuôi đang lỗ từ 3 – 10 tỉ/5 tháng

* Nhân viên VietinBank thu nhập bình quân hơn 20 triệu đồng/tháng

* Kín khách đặt tour khám phá hang Sơn Đoòng đến hết năm 2016

* Hãng hàng không United Airlines treo thưởng để kêu gọi hacker tấn công mình  

Trang Korea JoongAng Daily ngày 16/5 đưa tin, trong một e-mail do Bộ phận quan hệ công chúng của Quỹ đầu tư quốc gia Qatar (QIA) gửi tới tờ báo này, phía QIA tái khẳng định không hề tồn tại thương vụ mua bán nào với Tập đoàn Keangnam.

“QIA không cố gắng để mua lại toà cao ốc Landmark 72 tại Hà Nội, Việt Nam. Tất cả các thông tin đều không đúng và chúng tôi phủ nhận”, e-mail có đoạn viết.

Cũng theo tờ báo này, các chủ nợ và cổ đông của Keangnam tỏ ra không hài lòng với những thông tin sai lệch về Landmark 72.

Hôm thứ sáu, lãnh đạo của Keangnam Enterprises đã đề nghị toà án tước quyền chào bán độc quyền toà nhà Landmark 72 của một đại lý độc quyền là công ty bất động sản Colliers International bởi những thông tin "vịt" mà đại diện công ty này đưa ra. Yêu cầu này đã được toà án Hàn Quốc chấp thuận.

Theo những thông tin trước đó, giám đốc quản lý chi nhánh New York của công ty bất động sản Colliers International, đã cam kết với phía Tập đoàn Keangnam rằng những bước cuối trong tiến trình đàm phán bán toà cao ốc tại Hà Nội cho QIA đang tiến hành và sắp được thông qua. Nhờ đó, công ty này đề nghị Keangnam chỉ định Colliers International là đại lý độc quyền bán toà nhà Keangnam Hanoi Landmark vào năm 2013.

Nghi vấn đặt ra là những người liên quan của Colliers International đã cố ý lừa dối Keangnam và các chủ nợ của Tập đoàn này bằng cách sắp đạt được thoả thuận bán toà nhà, do đó, các chủ nợ đã tiếp tục ủng hộ Keangnam trong bối cảnh tập đoàn này gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Toà Landmark 72, toà nhà cao nhất Việt Nam, được hoàn thành vào năm 2011 và Keangnam Enterprises đã phải bỏ ra khoảng 1,2 nghìn tỷ won (1,1 tỷ USD) đầu tư vào đó. Hiện tập đoàn này cũng gần như không có khả năng để thanh toán khoảng nợ 530 triệu won vay ngân hàng để đầu tư cho dự án.

Công ty đã huỷ niêm yết và chịu sự kiểm soát của các chủ nợ từ hồi tháng 3. Được biết, các chủ nợ trước đó đã nới lỏng một số điều kiện cho Keangnam nhờ các thông tin lạc quan về việc QIA đang đàm phán mua lại toà nhà Landmark 72 từ Keangnam.

Đại diện Colliers International đã gửi một tài liệu tới Keangnam Enterprises thể hiện rằng QIA đã sẵn sàng mua toà nhà. Tài liệu đó đã được gửi cho các chủ nợ. QIA mới đây đã phủ nhận tính hợp lệ của các tài liệu này.

Phương Dung

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”