Chống thuốc lá lậu: Có nên lại thí điểm tái xuất lần 2?

Trong những cuộc họp bàn về chống buôn thuốc lá lậu, có địa phương vừa qua đưa ra đề xuất cho phép tái xuất thuốc lá lậu bị tịch thu. Liệu đây có phải là giải pháp phù hợp?

Trước đây không lâu, việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đã từng được thực hiện theo Quyết định số 1112/QĐ-TTg ngày 21/8/2012. Sau 2 năm thực hiện thí điểm, phương án này cho thấy nhiều bất cập trong cả khâu kiểm soát và thực hiện.

Theo báo cáo của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, thuốc lá lậu ở nước ta chủ yếu là JET, HERO (hiện chiếm trên 80%). Hai nhãn này trên thực tế chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam và chỉ được người hút Việt nam biết đến.

Các nhãn thuốc lá lậu bị bắt giữ đều không in cảnh báo sức khỏe, không in nơi sản xuất, không in thời gian sản xuất và không có giấy xác nhận chất lượng nên không đủ tiêu chuẩn, không phù hợp với qui định của bất cứ quốc gia nào để nhập khẩu.

(Cụ thể, các nước trong khu vực và trên thế giới đều có qui định về ghi nhãn và diện tích in cảnh báo sức khỏe đối với các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ nội địa. Ví dụ: Campuchia cảnh báo chiếm 30% mặt trước và sau, Indonessia là 40%, Lào 30%, Malaysia 50% mặt trước và 60% mặt sau, Philippnes và Singapore 50% mặt trước và sau, các nước Úc, châu Âu thậm chí còn qui định bao bì trơn...).

Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tái thẩm lậu thuốc lá đã được đưa đi tái xuất trở lại thị trường trong nước. Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm thuốc lá tái xuất đều không được tái xuất sang các nước có ghi trong hợp đồng. Như vậy việc tái xuất vừa không đạt hiệu quả kinh tế vừa không đạt được mục tiêu của việc tái xuất.


Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) đã quy định rõ các quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam) phải đảm bảo rằng thuốc lá nhập lậu bị tịch thu được tiêu hủy”.

Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) đã quy định rõ các quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam) phải đảm bảo rằng thuốc lá nhập lậu bị tịch thu được tiêu hủy”.

Ngày 22/9/2016, Bộ Tư Pháp đã gửi ý kiến tới Văn phòng Chính phủ về công tác chống buôn lậu thuốc lá, trong đó khẳng định việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu là chưa phù hợp với yêu cầu của Công ước khung về phòng, chống tác hại thuốc lá mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Ngoài ra, việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đòi hỏi phải có số lượng lớn, trong khi có những trường hợp tịch thu thuốc lá nhập lậu với lượng ít, trường hợp này phải cần có nơi cất và bảo quản thuốc lá để đợi khi có đủ số lượng mới thực hiện tái xuất, vậy sẽ phát sinh thêm các chi phí khác để cất giữ và bảo quan thuốc lá nhập lậu bị tịch thu.

Tương tự, Bộ Y tế cũng có chung quan điểm sẽ nảy sinh các bất cập khi thực hiện tái xuất thuốc lá nhập lậu, cụ thể: lượng thuốc lá bị bắt giữ có nhiều loại sản phẩm thấp cấp, giá thành rẻ, số tiền thu được do tái xuất thấp hơn số tiền hỗ trợ tiêu huỷ. Tại nhiều địa phương, do không có kho bảo quản nên sản phẩm dễ hư hỏng, các đơn vị thu gom không tiến hành thu mua hoặc mua số lượng rất ít so với số bắt được. Việc thu gom, vận chuyển tập kết tại kho chờ tái xuất cũng không có cơ quan quản lý, giám sát chặt chẽ nên dễ xảy ra vi phạm.

Mặt khác để bảo quản các sản phẩm sau khi tái xuất không quay trở lại Việt Nam, việc tái xuất phải được thực hiện bằng đường biển và phải xuất đến các quốc gia không có đường biên giới với Việt Nam. Thực tế rất ít các công ty thu mua đáp ứng được quy định này.

Bên cạnh đó, việc tìm được thị trường tái xuất cũng là vấn đề khó khăn bởi sản phẩm thuốc lá muốn được nhập khẩu chính thức vào các nước phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật đối với sản phẩm thuốc lá của nước nhập khẩu. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc tái thẩm lậu thuốc lá đã được đưa đi tái xuất trở lại thị trường trong nước.

“Theo số liệu của Bộ Công Thương, hầu hết các sản phẩm thuốc lá tái xuất đều không được tái xuất sang các nước có ghi trong hợp đồng. Như vậy việc tái xuất vừa không đạt được hiệu quả kinh tế vừa không đạt được mục tiêu của việc tái xuất và đa số các tỉnh trọng điểm về buôn lậu thuốc lá theo báo cáo số 18/BC-BCĐ 389 ngày 8/8/2016 ủng hộ việc tiếp tục thực hiện tiêu hủy thuốc lá”, văn bản nêu rõ.

Một điểm cần lưu ý là, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới. Hiện trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào là thành viên của FCTC lại cho phép tái xuất thuốc lá lậu.

Bởi FCTC đã quy định rõ các quốc gia thành viên phải “tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị sản xuất, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá nhập lậu và các sản phẩm thuốc lá khác bị tịch thu được tiêu hủy”.

PV