"Chóng mặt" hàng nghìn tỷ đồng vay-cho vay giữa EVN và Nhiệt điện Phả Lại

(Dân trí) - Nếu dư nợ của EVN cho PPC vay là 5.444,8 tỷ đồng tại ngày 30/6/2014 thì ở chiều ngược lại, PPC cũng cho EVN vay 2.350 tỷ đồng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* EVN bổ nhiệm một loạt nhân sự mới
* Nhà tù "hạng sang" của Trung Quốc sắp hết chỗ
* Xây nhà sai phép: Kỷ luật, chuyển công tác thanh tra xây dựng

* "Chóng mặt" hàng nghìn tỷ đồng vay-cho vay giữa EVN và Nhiệt điện Phả Lại

Tại Báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã chứng khoán PPC) được soát xét bởi Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam, đơn vị kiểm toán lưu ý, tại ngày 30/6, PPC và Công ty Mua bán Điện (EPTC) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn chưa ký thỏa thuận chính thức về mức giá mua bán điện áp dụng cho năm 2014.

Do đó, doanh thu 6 tháng đầu năm nay được ghi nhận theo đơn giá tạm tính và sẽ điều chỉnh lại khi PPC đã ký thỏa thuận chính thức với EPTC. Theo số liệu tại BCTC, doanh thu bán điện của PPC cho EVN trong nửa đầu năm nay đạt 4.255,18 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ 6 tháng/2013.

Ngay sau lưu ý này của Deloitte, PPC có văn bản giải trình cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc đàm phán để có giá bán điện chính thức cho năm 2014 của PPC vẫn đang thực hiện chưa kết thúc, chênh lệch của giá trị doanh thu bán điện 6 tháng/2014 sau khi Hợp đồng mua bán điện giữa PPC và EPTC ký kết, công ty sẽ điều chỉnh lại doanh thu theo giá của Hợp đồng được hai bên thống nhất. Tuy nhiên, PPC đánh giá rằng, chênh lệch (nếu có) sẽ không ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh giai đoạn 6 tháng đầu năm nay.

PPC và EVN vẫn chưa thỏa thuận xong giá bán điện năm 2014.
PPC và EVN vẫn chưa thỏa thuận xong giá bán điện năm 2014.

Hiện, PPC vẫn còn 350 tỷ đồng cho EVN vay để đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Lai Châu. Hợp đồng có thời hạn 15 năm và số tiền vay được hình thành do bù trừ khoản phải thu của PPC với EPTC

Trong khi đó, PPC còn khoản vay dài hạn 24,1 tỷ Yên tương ứng 5.055,87 tỷ đồng. Khoản vay này được thực hiện bằng JPY, vay lại EVN từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) để đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2. Khoản vay bắt đầu được ghi nhận tại thời điểm ban giao vốn Nhà nước cho CTCP là ngày 26/12/2006. Thời hạn cho vay lại là 22 năm 6 tháng, gốc vay và lãi vay được trả mỗi năm 2 kỳ, vào ngày 20/3 và ngày 20/9 hàng năm với số tiền gốc bằng nhau cho mỗi kỳ lại 1,1 tỷ JYP. Kỳ trả nợ gốc đầu tiên vào 20/3/2006 và kỳ cuối cùng là 20/3/2028.

Lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay theo từng hiệp định là 2,43%/năm, phí cho vay lại của EVN là 0,2%/năm. Lãi vay và phí cho vay lại được tính trên số dư nợ gốc vay và số ngày thực tế trong kỳ tính lãi. Khoản vay này được Bộ Tài chính bảo lãnh với JBIC và không có tài sản đảm bảo.

Theo Thuyết minh về "nghiệp vụ với các bên liên quan" tại BCTC, tại ngày 30/6, tổng dư nợ EVN cho PPC vay là 5.444,8 tỷ đồng, tuy nhiên ở chiều ngược lại, PPC lại cho EVN vay 2.350 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có khoản phải thu EPTC là 1.917,5 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, PPC phải nộp 22,3 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp (chưa bằng 6% cùng kỳ). Kiểm toán Deloitte cũng lưu ý, tại ngày báo cáo này, PPC đang thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế để xác định khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bổ sung liên quan tới việc Công ty có thể không được miễn giảm 50% cho năm 2009, áp dụng cho các đơn vị niêm yết lần đầu giai đoạn 2004-2006. Theo hướng dẫn của Tổng cục thuế ngày 19/8/2011, công ty cũng có thể sẽ không được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN cho năm 2009. Tuy nhiên, BCTC hợp nhất lần này của PPC  vẫn chưa bao gồm các điều chỉnh có thể phát sinh từ những sự kiện trên.

Đơn vị Kiểm toán cũng cho biết, do chưa thu thập được đầy đủ các tài liệu cần thiết để xác định tổng số tiền phải nộp bổ sung, do đó, không xác định được giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp cần thiết mà PPC phải điều chỉnh vào BCTC hợp nhất cho kỳ hoạt động từ 1/1-30/6/2014 vừa rồi.

Về số liệu BCTC hợp nhất 6 tháng của PPC sau khi soát xét, đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đã giảm gần 15 tỷ đồng, còn 157,6 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Mai Chi
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước