Chống chuyển giá: Thanh tra Metro với 19 địa điểm kinh doanh

(Dân trí) - Về công tác chống chuyển giá, tại cuộc họp báo chiều nay 9/10, đại diện Bộ Tài chính cho biết đã có kế hoạch thanh tra các doanh nghiệp FDI, trong đó có Metro với 19 điểm kinh doanh.

Trao đổi với báo giới tại cuộc họp báo chiều nay 9/10, ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho biết: Tính đến tháng 9/2014, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 39.000 doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2013; với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra 7.440 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Theo đó, số tiền thuế nộp vào ngân sách là 5.278 tỷ đồng, bằng 70,9% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra và tăng 30,7 % so với cùng kỳ năm 2013.

Ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.

Ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Chống chuyển giá: Thanh tra Metro với 19 địa điểm kinh doanh
* Siêu xe Bentley dán logo Thanh tra Chính phủ để "lòe" CSGT
* Doanh nhân đối mặt, vượt qua ác mộng thời khủng hoảng
* Nestle đầu tư 450 triệu USD vào Việt Nam
* Chưa bố trí được nguồn ngân sách để tăng lương năm 2015
* Hơn 600 công nhân còng lưng gánh nợ 

Ngoài ra, theo đại diện của Tổng cục Thuế, trong 8 tháng đầu năm, ngành thuế tập trung rà soát trong số 39.637 doanh nghiệp thì có 1.938 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, truy thu 1.317,9 tỷ đồng giảm lỗ 4.129,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ hoàn thuế 82,8 tỷ đồng.

Do đó, ông Tuấn cho biết: Từ nay tới cuối năm, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục rà soát, chỉ đạo các cục thuế thực hiện. Còn trong năm 2015, trong tổng số doanh nghiệp mà ngành thuế kiểm tra sẽ tập trung vào 15 - 20% doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá.

Cũng về chống chuyển giá, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có đề án triển khai chống chuyển giá. Qua rà soát, cơ quan thuế tập hợp các dấu hiệu chuyển giá, đặc biệt với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Theo đánh giá của cơ quan thuế, với trường hợp đầu tư ban đầu lớn như các ngành công nghiệp nặng, khai thác quặng mỏ.., chi phí đầu tư ban đầu, khấu hao lớn nên doanh nghiệp kê khai lỗ mà không phải là chuyển giá.

Trường hợp thứ hai là kinh doanh thua lỗ, rút vốn kinh doanh khỏi Việt Nam. Hàng năm, có hàng chục trường hợp doanh nghiệp FDI trả lại giấy phép đầu tư và từ bỏ dự án.

Với trường hợp kê khai lỗ do vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu nên chi phí lãi vay lớn nên lỗ. Tuy nhiên, vốn vay lại thuộc công ty mẹ, công ty thành viên hỗ trợ nên số lỗ được tính vào công ty mẹ ở nước ngoài.

Đặc biệt, với trường hợp khai lỗ do nâng giá thiết bị đầu vào, mua thiết bị, nguyên liệu đầu vào, có giao dịch liên kết với công ty mẹ ở nước ngoài, Bộ Tài chính đánh giá đây trường hợp này được xem là chuyển giá.

Qua đó, “chúng tôi nhận định một số tiêu chí nhận dạng doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, dấu hiệu liên kết là doanh nghiệp lỗ nhiều năm liên tục, thậm chí số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ nhận định đó, những năm gần đây, Tổng Cục thuế đã chỉ đạo Cục thuế các tỉnh, thành phố tập trung thanh tra các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liên tục”, ông Tuấn cho hay.

Với thực trạng chuyển giá hiện nay, đại diện Bộ Tài chính cho biết đã có kế hoạch thanh tra các doanh nghiệp FDI, trong đó có Metro với 19 điểm kinh doanh.

Nguyễn Hiền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”