1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cho vay tiêu dùng hướng đến người có thu nhập thấp

Sự xuất hiện dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đã đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người có thu nhập thấp, từ đó kích thích tiêu dùng, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.


Hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng với sự thỏa mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập.

Hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng với sự thỏa mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập.

Tài chính tiêu dùng có vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược Ngân hàng, trong 5 năm qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng (CVTD) ở Việt Nam đã tăng trưởng xấp xỉ 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ CVTD/GDP đạt 6,4%; tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%; tỷ lệ CVTD/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ CVTD bình quân đạt 1,5 triệu đồng/người. Hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng với sự thỏa mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập. Sự phát triển của hoạt động CVTD đã kéo theo tính đa dạng của chuỗi sản phẩm - dịch vụ cung ứng và tính tiện lợi khi khách hàng tiếp cận vay vốn.

Hiện nay, các công ty tài chính (CTTC) đang hướng đến CVTD ở 3 dòng sản phẩm - dịch vụ chính như: Dịch vụ cho vay mua xe máy trả góp, dịch vụ cho vay mua sắm đồ điện tử gia dụng và dịch vụ cho vay tiền mặt (cho vay theo lương, hoá đơn tiền điện, giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng khác…).

“Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam là một xu hướng tất yếu. Nó được xem là công cụ quan trọng làm tăng cầu hàng hoá, giúp tăng sản lượng, tạo thêm việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia” - TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng

Hầu hết các sản phẩm CVTD của các CTTC là cho vay tín chấp hoặc nếu có tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm thường là hàng hoá được mua từ nguồn vốn tín dụng được cấp. Đặc biệt, phương thức CVTD của các CTTC luôn phù hợp với đối tượng khách hàng đại chúng và phương thức tiếp cận đơn giản, nhanh chóng.

Là một khách hàng sử dụng dịch vụ CVTD, anh Nguyễn Mạnh Linh (Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết, từ dự định ban đầu chỉ mua chiếc xe máy xuất xứ từ Trung Quốc có giá khoảng 15 triệu tặng con trai, nhưng sau khi được nhân viên của CTTC tư vấn, anh đã quyết định mua xe tay ga của hãng Honda cho con.

“Ban đầu cứ nghĩ vay vốn CTTC sẽ tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị thủ tục giấy tờ cũng như chứng minh thu nhập giống như vay ngân hàng, nhưng không ngờ tôi chỉ cần cung cấp chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu là đã có thể mua được chiếc xe như ý. Ngoài việc giải ngân nhanh chóng, số tiền trả gốc lẫn lãi mỗi tháng chỉ hơn 1 triệu đồng hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của tôi nên rất tiện lợi”, anh Minh cho biết.

Câu chuyện về trường hợp của anh Minh chỉ là một ví dụ. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, với sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ CVTD của các công ty tài chính như hiện nay, người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp và nhiều nhất từ hoạt động này. CVTD giúp người dân kết hợp nhu cầu hiện tại với khả năng thanh toán trong tương lai. Mặt khác, hình thức này xuất hiện đã kích thích sức mua của người dân, đẩy mạnh sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và buộc nhà sản xuất phải đưa ra thị trường những sản phẩm tốt hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.

Theo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, với hơn 91 triệu người (khoảng 51,6% dân số trẻ ở độ tuổi lao động), Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển thị trường tài chính tiêu dùng. Một khi dịch vụ CVTD phát triển sẽ mang lại những tác động tích cực cho toàn xã hội, góp phần nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính cho người có thu nhập thấp, làm giảm nhu cầu đối với dịch vụ tín dụng phi chính thức…

Hà Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm