1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

TPHCM:

Chợ tiền tỷ bỏ hoang, tiểu thương xuống đường buôn bán

(Dân trí) - Những ngôi chợ khang trang với kinh phí xây dựng lên đến nhiều tỷ đồng nhưng đang rơi vào tình trạng bỏ hoang, không người buôn bán, các sạp hàng đóng bụi, lối đi vào chợ ngập rác, mạng nhện giăng khắp nơi.


 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Bị tịch thu ô tô, nguyên giám đốc sở vẫn thoát tội hối lộ
* Nỗi lo dư tiền
* Tỷ lệ thất nghiệp 1,84%: Đúng chuẩn nhưng chưa phản ánh đầy đủ
* Tổng cục Đường bộ cân nhắc “số phận” xe giường nằm
*
Tự chủ kinh tế: Cách Putin đối đầu phương Tây

Đó là thực trạng đang xảy ra tại một số chợ trên địa bàn quận 9, TP.HCM. Cụ thể, chợ Tân Phú được xây dựng từ năm 2004 với quy mô gần 4.000m2. Ngay đầu con đường dẫn vào chợ Tân Phú có cổng chào ghi biển “Chợ Tân Phú” rất lớn, tuy nhiên, 10 năm qua ngôi chợ tiền tỷ với 340 sạp hàng này vơi vào cảnh cảnh “vắng như chùa bà đanh”, một số gian hàng làm chỗ tránh nắng, tránh mưa cho gia súc và ẩn chứa nhiều vấn đề về tệ nạn xã hội.

Trước đây, khi chợ xây dựng xong, cũng có vài ki-ốt mở cửa buôn bán nhưng chưa đầy một tháng, các tiểu thương đã đồng loạt ngưng bán vì không có ai vào mua.

Trong khi chợ Tân Phú với quy mô khang trang rơi vào tình trạng đìu hiu thì chợ tự phát Cây Dầu nằm cách đó không xa lại tấp nập cảnh người mua kẻ bán. Khu chợ này chỉ cách chợ Tân Phú vài trăm mét, hàng trăm tiều thương đưa sạp hàng lần chiếm tràn lan xuống lòng đường gây nên cảnh ùn tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Chợ Tân Phú không cảnh mua bán
Chợ Tân Phú không cảnh mua bán
Chợ Tân Phú không cảnh mua bán

Nhiều tiểu thương cho rằng, sở dĩ xảy ra tình trạng bỏ ra chợ tự phát buôn bán là do Tân Phú nằm khuất trong hẻm, cách đường lộ khá xa. Mặc dù chợ được xây dựng với số vốn lớn nhưng mấy năm gần đây bị xuống cấp trầm trọng.

Tiểu thương bỏ chợ xuống đường buôn bán tự phát
Tiểu thương bỏ chợ xuống đường buôn bán tự phát

Chị Đào Thị Thêu, chủ hàng thịt bò chợ Cây Dầu phân trần: “Có ai không muốn vào chợ đẹp và khang trang để buôn bán đâu, buôn bán ở cái chợ tự phát này bị đuổi hoài. Nhưng do chợ Tân Phú nó nằm khuất trong hẻm, cách đường lộ khá xa, mặc dù chợ được xây dựng với số vốn lớn nhưng mấy năm gần đây bị xuống cấp. Cứ mỗi lần trời mưa, khu chợ này trở nên  bẩn thỉu và ô nhiễm lắm. Với lại người dân người ta ngại đi vào chợ, ở đây tiện nên họ chỉ thích tấp xe vào mua xong rồi đi về luôn. Nếu bảo chúng tôi vào chợ Tân Phú thì biết bán cho ai”.

Chợ Long Trường cũng rơi vào cảnh vắng lặng
Chợ Long Trường cũng rơi vào cảnh vắng lặng
Chợ Long Trường cũng rơi vào cảnh vắng lặng

Rơi vào cảnh tương tự là như chợ Tân Phú là chợ Long Trường nằm trên đường Nguyễn Duy Trinh (Phường Long Trường, quận 9). Dù đưa vào hoạt động từ nhiều năm nhưng hiện nay nhiều sạp hàng và ki ốt trong chợ bị bỏ trống. Số ít tiểu thương còn bám trụ lại ở đây để mong vớt vát số tiền vốn đã bỏ ra ban đầu.

Theo ý kiến của tiểu thương và người dân trong vùng thì để được một chỗ buôn bán trong chợ Long Trường thì mỗi hộ phải đóng một mức phí hàng trăm triệu đồng/năm. Điều khó khăn nhất cho tiểu thương là chợ Long Trường chỉ họp một buổi sáng nên việc buôn bán được hết sức khó khăn.

Bên trong chợ không một bóng người
Bên trong chợ không một bóng người
Bên trong chợ không một bóng người

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều chợ chính thống bị “hắt hủi” là do quy hoạch xây dựng chợ thiếu khoa học, vị trí không hợp lý. Như chợ Tân Phú cách Quốc lộ 1A khoảng 300m nhưng thiếu đường kết nối với các khu vực xung quanh, chỉ có một lối ra vào duy nhất nối với con đường một chiều bên hông quốc lộ. Đoạn quốc lộ này có dãy phân cách cứng và khá xa mới có chỗ quay đầu xe. Như vậy, khi đi thì người dân thuận đường, còn lúc về họ phải đi ngược chiều.

Cùng với đó là nhiều hệ thống siêu thị đã mọc lên khá nhiều, các khu chung cư, tòa nhà cao tầng cũng mở ra những dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân.

Theo cơ quan quản lý chợ, trong thời gian tới các chợ bỏ hoang này sẽ được chuyển đổi công năng để tránh lãng phí. Tuy nhiên, đây là việc không hề đơn giản vì nhiều năm qua, kế hoạch chuyển đổi này vẫn chỉ nằm “trên giấy”.

Trung Kiên – Trung Dũng
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”