1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

An Giang:

Cận Tết “đột nhập” làng sản xuất khô cá sặc bổi lớn nhất miền Tây

(Dân trí) - Để phục vụ cho nhu cầu Tết Nguyên đán, các cơ sở làm khô ở xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang) tất bật vào việc cách nay hơn 2 tháng. Ngoài không khí sôi động, thời điểm này hàng trăm lao động có nguồn thu nhập hơn hẳn các tháng còn lại.

Là một trong những cơ sở có nhiều năm làm nghề và đứng đầu tỉnh, bà Trương Thị Phượng, chủ cơ sở sản xuất khô cá sặc bổi ở ấp An Hòa, xã Khánh An, cho biết: “Để chuẩn bị

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  
 
cho nhu cầu thị trường tết cuối năm, cơ sở đẩy mạnh sản xuất cách nay hơn 2 tháng để có đủ nguồn hàng cung ứng. Đặc biệt, thời điểm này nguồn nguyên liệu dồi giàu, giá lại có chiều hướng giảm nên công việc được đẩy mạnh hơn”.

Được biết, với cơ sở của bà Phượng mỗi tháng cung ứng cho thị trường từ 3 – 5 tấn khô, còn nguồn hàng để chuẩn bị bán vào dịp tết này là hơn 30 tấn. Do vậy, cơ sở phải thuê khoảng 40 – 50 lao động để làm cá.

Theo ông Phan Thanh Hồng (chồng bà Phượng), cho biết: “Công việc làm khô rất nhẹ nhàng, đối tượng làm nghề này chủ yếu là nông dân trong ấp tranh thủ thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập kinh tế gia đình. Tùy theo thời điểm cá về mà lao động tiến hành công việc. Thường cơ sở hoạt động tất bật là từ 2 đến 8 giờ sáng và từ 17 đến 22 giờ mỗi ngày”.


Muốn cho ra một sản phẩm khô, công nhân phải thực hiện nhiều công đoạn như đánh vẩy, cắt đầu, lấy ruột, trứng…phơi khô. Công việc làm cá ở các cơ sở được chia theo tổ, mỗi tổ có thể là những người thân trong gia đình, người quen, bạn bè…ít nhất là 3 người, nhiều lên đến cả chục người.

Các cơ sở sản xuất khô ngoài đem lại nguồn thu nhập còn giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Bởi đây là công việc dễ làm, người già, trẻ em, phụ nữ…vẫn đảm nhận được. Thực tế, đến giờ các lao động đến cơ sở để bắt đầu công việc, thu nhập của những người nhân công được tính bằng cách làm ăn theo sản phẩm.  Mỗi tấn cá thành phẩm lao động được trả công từ 1,1 – 1,2 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Hằng ở ấp An Hòa, xã Khánh An gắn bó với việc làm khô đã nhiều năm cho biết: “Nghề làm cá phơi khô khỏe hơn rất nhiều so với việc làm công ty. Bình quân mỗi tiếng làm cá có nguồn thu nhập trên 20.000 đồng. Do vậy với mỗi ngày làm việc từ 8 – 10 tiếng sẽ có thu nhập từ 150.000 – 200.000 đồng. Nếu bận rộn việc gia đình mỗi ngày chỉ cần lại cơ sở làm 4 -  5 tiếng đồng hồ là có nguồn thu nhập cả trăm ngàn đồng”.

Hiện tại khô cá sặc bổi được sản xuất theo 2 loại, có đầu và không đầu. Sau khi được làm sạch, tẩm gia vị cá được đem phơi nắng từ 2 – 3 nắng sẽ cho ra sản phẩm khô. Theo nhiều cơ sở sản xuất khô, cho biết, năm nay lượng khô cung ứng cho thị trường sẽ nhiều hơn so với các năm trước. Vì việc nuôi cá năm trước có lãi nên nhiều nông dân đẩy mạnh đầu tư dẫn đến nguồn nguyên liệu dồi giàu và thị trường tăng.

Bà Phượng, cho biết thêm: “Giá cá thu mua cá loại 7 con/kg ở mức 38.000 – 40.000 đồng/kg, 48.000 – 50.000 đồng/kg loại 6 con. Bình quân từ 2 – 2,5 kg cá sẽ cho ra 1 kg khô. Mỗi ký khô được bán với mức giá từ 180.000 – 220.000 đồng/kg (tùy loại). Sản lượng cung ứng ra thị trường tăng khoảng 10 – 15% so với năm trước. Vì thế cơ sở chuẩn bị hơn 30 tấn để bán vào dịp tết này”.

Theo thống kê, mỗi năm chỉ riêng làng khô Khánh An cung ứng cho thị trường khoảng 3.000 tấn khô các loại. Trong đó, sặc bổi chiếm ưu thế.

Việc làm cá được chia theo từng tổ, mỗi tổ từ 3 – 10 người
Việc làm cá được chia theo từng tổ, mỗi tổ từ 3 – 10 người

Việc làm cá được chia theo từng tổ, mỗi tổ từ 3 – 10 người

Để cho ra một sản phẩm khô, cá phải được xử lý qua nhiều công đoạn như đánh vẩy, cắt đầu, lấy ruột, trứng…phơi khô.
 
Cá được đánh vẩy xong.

Cá được đánh vẩy xong.
 
Cá được cắt đầu

Cá được cắt đầu

Sau đó tiến hành lấy ruột và trứng

Sau đó tiến hành lấy ruột và trứng

Cá được đem ướp gia vị và tiến hành phơi nắng.
Cá được đem ướp gia vị và tiến hành phơi nắng.

Cá được đem ướp gia vị và tiến hành phơi nắng.

Để có đủ lượng hàng bán vào dịp tết này, cơ sở bà Phượng phải chuẩn bị trên 30 tấn khô và thuê hàng chục lao động
 
Nguyễn Hành – Nhân Nguyễn
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm