Cận cảnh cặp cá leo "khủng" nặng hơn 1 tạ xuất hiện ở Thủ đô

Sáng nay (26/11), cặp cá leo “khủng” đã được thương lái vận chuyển bằng đường hàng không về Thủ đô Hà Nội. Hai con cá leo khủng này có trọng lượng khoảng 107kg kg, dài hơn 1,5m mỗi con.

Một chủ nhà hàng ở Hà Nội vừa mua được cặp cá leo "khủng" nặng tới 107 kg, dài hơn 1,5m mỗi con từ khu vực Biển Hồ (Campuchia). Chủ nhà hàng không tiết lộ giá mua con cá này, nhưng theo dự đoán số tiền lên tới vài chục triệu đồng.

Cận cảnh cặp cá leo "khủng" nặng hơn 1 tạ xuất hiện ở Thủ đô - 1

Ngay sau đó, cặp cá "khủng" này được vận chuyển bằng đường hàng không về Hà Nội để phục vụ thực khách.

Cũng theo nhà hàng này, để giữ thịt cá được tươi nguyên, ngay sau khi đánh bắt, cá phải được cho vào một tủ đá chuyên dụng loại cực lớn. Đông lạnh xong, cá tiếp tục được lấy ra để chia vào từng thùng xốp loại lớn, rồi mới gửi lên máy bay.

Cận cảnh cặp cá leo "khủng" nặng hơn 1 tạ xuất hiện ở Thủ đô - 2

Nhiều thương lái thu mua thủy hải sản cho biết, các vựa thủy hải sản rất hiếm khi mua được loại cá leo to như vậy bởi ngư dân trong nước ít khi bắt được cá leo có trọng lượng lớn hơn 15kg.

Cá leo phàm ăn, ăn thịt động vật, sinh sống trong các khu vực có bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông hay kênh có vùng nước sâu và chảy chậm. Chúng là loài cá chậm chạp và kiếm ăn tại tầng bùn đáy.

Cận cảnh cặp cá leo "khủng" nặng hơn 1 tạ xuất hiện ở Thủ đô - 3

Ở khu vực Biển Hồ (Campuchia) rộng lớn, ngư dân ít đánh bắt nên mới còn lại một số ít cá leo “khủng”.

Cận cảnh cặp cá leo "khủng" nặng hơn 1 tạ xuất hiện ở Thủ đô - 4
Cận cảnh cặp cá leo "khủng" nặng hơn 1 tạ xuất hiện ở Thủ đô - 5

Đây là một trong những con cá leo có trọng lượng lớn, rất hiếm gặp ở Việt Nam.

Cá leo là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Loại cá này thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ, chiều dài thân cá có thể đạt đến 2,4m.

Loài cá leo to lớn, phàm ăn, ăn thịt động vật, sống trong các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch. Đây là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn.

Theo Trường Giang
Dân Việt