1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Các dự án Trung Quốc làm tổng thầu EPC: Tỉ lệ nội địa hoá gần như bằng không

Với các dự án Trung Quốc làm tổng thầu EPC, tỉ lệ nội địa hoá gần như bằng không.

Thiếu một cơ chế chính sách đồng bộ, nhất quán, cơ chế giám sát thực thi chính sách kém hiệu quả, doanh nghiệp”mạnh ai, nấy làm” nên sau cả 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí VN, các doanh nghiệp ngành này vẫn tiếp tục xin ưu đãi dù các cam kết hội nhập đã cận kề. Ngày 11/4, nhìn lại 10 năm Chiến lược phát triển ngành cơ khí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh ngành cơ khí trong nước cần khắc phục tồn tại, yếu kém, xác định sản phẩm thế mạnh để cạnh tranh, không trông chờ bảo hộ.
 
Các dự án Trung Quốc làm tổng thầu EPC: Tỉ lệ nội địa hoá gần như bằng không
Dự án bauxite Tân Rai do nhà thầu Chalienco (Trung Quốc) làm tổng thầu EPC, tỉ lệ nội địa hóa chỉ đạt không quá 3%.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Vốn Tân Tạo năm 2013 bị hút ngược để trả nợ ngân hàng

 

Chủ đầu tư chỉ “thích” nhập khẩu

 

Ông Nguyễn Chỉ Sáng – Giám đốc Viện Nghiên cứu cơ khí (Narime) nêu bức xúc: Sau khi Chính phủ cho chủ trương chỉ định thầu một số dự án thuỷ điện với 24 dự án do doanh nghiệp (DN) trong nước làm tổng thầu EPC thì DN cơ khí đã có được thành công bước đầu, làm chủ được thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí thuỷ công. Các công trình thuỷ điện lớn như Sơn La, Lai Châu, tỉ lệ nội địa hoá (NĐH) thiết bị do trong nước sản xuất lên đến 90%.

 

Tuy nhiên, với các dự án nhiệt điện than thì tình hình lại đảo ngược. Trong số 20 dự án đã và đang đầu tư, có tới 17 dự án nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC, trong đó tới 15 dự án nhà thầu Trung Quốc, chỉ có 3 dự án do VN làm tổng thầu.

 

Với các dự án Trung Quốc làm tổng thầu EPC, tỉ lệ nội địa hoá gần như bằng không. Tương tự, với ngành ximăng, hiện có tới 23/24 do nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc làm tổng thầu với tỉ lệ nội địa hoá không vượt quá 3%, nhiều dự án 0%. Với nhà cung cấp từ các nước G7, tỉ lệ NĐH cũng đạt xấp xỉ 25%.

 

Điều đáng nói là hiện trong nước đã làm chủ được kỹ thuật từ thiết kế, chế tạo với 40% giá trị thiết bị của nhà máy. Ông lấy ví dụ, dự án Ximăng Sông Thao do Lilama làm tổng thầu EPC, Lilama và Narime đã NĐH tới 38% thiết bị nhà máy.

 

Còn với 2 nhà máy bauxite đầu tiên của VN là Tân Rai và Nhân Cơ, đều do nhà thầu Chalienco (Trung Quốc) làm tổng thầu, tỉ lệ NĐH hiện chưa tới 2%, trong khi năng lực của các nhà cung cấp trong nước đã có thể đáp ứng từ 50-70% năng lực thiết bị.

 

Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí VN khẳng định: Nếu DN Trung Quốc trúng thầu EPC thì các DN VN không có việc gì để làm, họ mang sang cả người Trung Quốc làm các công việc giản đơn để không phải thuê lại nhà thầu phụ VN.

 

“Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 494/CT-TTg về sử dụng hàng hoá trong nước đối với những gói thầu sử dụng vốn ngân sách và Chỉ thị 734/CT-TTg cho phép chủ đầu tư trong trường hợp có thể thì phân chia các gói thầu EPC thành các gói thầu riêng biệt (như gói tư vấn, mua sắm thiết bị, xây lắp...) để tạo điều kiện cho các DN trong nước tham gia thực hiện các gói thầu, nhưng trên thực tế nhiều chủ đầu tư lại thích nhập khẩu thiết bị toàn bộ hơn là chia nhỏ”, ông Trần Văn Quang, TGĐ TCT Thiết bị điện Đông Anh chia sẻ.

 

Ông lý giải: Do năng lực quản lý yếu, không ít chủ đầu tư ngại tách gói thầu, mà gộp lại để đấu thầu EPC có nhà thầu nước ngoài quản lý. Chính vì vậy, nhiều gói thầu nhà thầu trong nước dù có đủ năng lực, thiết bị, điều kiện bảo hành tốt hơn nhưng vẫn đứng ngoài.

 

Đồng quan điểm này, ông Lê Văn An, TGĐ TCty Cơ điện thuỷ lợi (Bộ NNPTNT) nếu câu hỏi: “Không hiểu vì sao?”. Từ một đơn vị làm rất tốt thiết bị cơ điện cho máy bơm thuỷ lợi, gần đây khi Bộ NNPTNT đưa ra yêu cầu cung cấp máy bơm thì đều là sản phẩm nhập ngoại, đẩy DN trong nước “ra rìa”. Cả chương trình cung cấp các thiết bị chống ngập, DN này cũng không tài nào chen chân, vì các tiêu chí đưa ra lại “ưu ái” cho DN ngoại.

 

Phải là “mắt xích” trong chuỗi giá trị

 

Trước những băn khoăn về việc triển khai chương trình cơ khí trọng điểm, đến nay mới chỉ có 2/11 dự án cơ khí được giải ngân với giá trị là 60,73 tỉ đồng trên tổng mức đầu tư của 11 dự án là 9.978,18 tỉ đồng, nhiều DN cơ khí cho rằng ngân hàng đang làm khó DN, thì Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ ra: Các DN cơ khí cũng phải xem lại mình. “Rất nhiều dự án chưa chuẩn bị kỹ nên hiệu quả đầu tư chưa cao, Phó Thủ tướng nói.

 

So với mục tiêu đề ra của Chiến lược phát triển ngành cơ khí, đến 2010, ngành cơ khí phải đáp ứng được 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí, trong đó XK đạt 30% giá trị sản lượng thì đến 2013, năng lực đáp ứng của ngành này mới đạt 35,83% - là không đáp ứng được yêu cầu. Nhiều sản phẩm cơ khí trong nước vẫn không cạnh tranh được về chất lượng so với các sản phẩm ngoại nhập, không ít DN vẫn sản xuất theo tư duy khép kín, mạnh ai nấy làm, không có sự liên kết sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm.

 

“Tới đây cần xây dựng lại mô hình sản xuất theo hướng liên kết “các nhà”, không quay lại mô hình khép kín đã lỗi thời, phải vận động theo hướng thị trường, nghĩa là cạnh tranh thực sự, trở thành “mắt xích” trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhà nước sẽ không bảo hộ cho các DN cơ khí”, Phó Thủ tướng nói. Mặc dù ghi nhận những đóng góp không nhỏ của ngành cơ khí, song Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đặc biệt nhấn mạnh tới đây ngành cơ khí phải làm tốt hơn nữa vai trò “ngành công nghiệp nền tảng” phải gia tăng giá trị trong các lĩnh vực cơ khí phục vụ đóng tàu, cơ giới hoá nông nghiệp, cơ khí hoá thiết bị giao thông, y tế, phục vụ đời sống.

 

Thủ tướng nêu rõ, ngành cơ khí phải vươn lên sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu, và hướng ra XK để cạnh tranh được với các nước khu vực, chứ không chỉ “tự cung tự cấp sân nhà”. Trên cơ sở đó, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì rà soát, xây dựng đồng thời chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp cơ khí, đề xuất với Chính phủ sửa đổi cơ chế chính sách tập trung vào các sản phẩm DN VN có lợi thế cạnh tranh, đồng thời xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp với luật pháp quốc tế.

 

Kiến nghị sửa Luật Đấu thầu Ông Nguyễn Chỉ Sáng, GĐ Viện Nghiên cứu cơ khí, với luật đấu thầu giá rẻ, không chú ý đến nguồn gốc xuất xứ thiết bị, không ưu tiên đúng mức đến tỉ lệ NĐH nên hầu hết các dự án lớn đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Đề nghị Luật Đấu thầu sửa đổi tới đây cần đưa nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá vào tiêu chí đánh giá có mức độ ưu tiên thoả đáng cho phần dịch vụ, chế tạo thiết bị trong nước. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước cần tuân thủ chỉ thị 494/CT-CP của Chính phủ, chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu trong nước, nếu DN nước ngoài tham gia thầu phải liên doanh hoặc làm thầu phụ với nhà thầu trong nước (nhà thầu trong nước là đơn vị đứng đầu liên danh).

 

Theo Hồng Quân

 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm