1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bộ trưởng Thăng: “Gõ đầu” cả Thứ trưởng lẫn lãnh đạo DN nếu cổ phần hóa chậm

(Dân trí) - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, đã giao các Thứ trưởng phụ trách một số DNNN thuộc Bộ trong việc cổ phần hóa, nếu chậm trễ thì chịu trách nhiệm đầu tiên sẽ là các Thứ trưởng. Về phần doanh nghiệp, Chủ tịch, Tổng giám đốc sẽ bị điều chuyển.

Bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 2014-2015 tổ chức ngày hôm nay (18/2), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã dành thời gian trao đổi về việc cổ phần hóa các DNNN trong ngành giao thông.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng (ảnh: Bích Diệp).
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng (ảnh: Bích Diệp).

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

ACB, từ đỉnh cao đến… “bước ngoặt” Huyền Như

Nợ có khả năng mất vốn tại Vietcombank tăng đột...

Thị trường bán lẻ điện máy: Bao giờ hết “tàn sát”...

Dự án Kim Văn - Kim Lũ: "Sốt" thật hay ảo?

Thưa Bộ trưởng, trong cổ phần hóa các DNNN thuộc ngành giao thông, việc nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp đã, đang và sẽ được thực hiện như thế nào?

Trên cơ sở thực tiễn của quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu, sắp xếp DNNN 3 năm vừa qua, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi quyết tâm sẽ hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa các DNNN còn lại trong 2 năm 2014-2015.

Các DNNN của Bộ Giao thông Vận tải mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần thì chắc chắn sẽ không giữ lại và chuyển sang hoạt động là công ty cổ phần.

Chúng tôi đã phân công một số Thứ trưởng phụ trách một số DNNN cổ phần hóa và nếu các doanh nghiệp đó không hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa thì trách nhiệm trước hết phải quy cho các Thứ trưởng. Còn các doanh nghiệp mà không hoàn thành trách nhiệm cổ phần hóa thì Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc phải bị điều chuyển.

Bộ trưởng có nói, một số Chủ tịch, Tổng giám đốc ngại cổ phần hóa vì sợ mất chức vì lúc đó vị trí này sẽ do cổ đông bầu. Bộ trưởng dự kiến sẽ có những phương pháp nào đối với những đơn vị trì trệ này?

Tôi nghĩ những người trì trệ chắc chắn phải thay đổi để phù hợp chuyển từ cơ chế quản lý DNNN sang hoạt động công ty cổ phần. Những ai chuyển đổi tốt và thích ứng được thì Đại hội đồng cổ đông sẽ tiếp tục tín nhiệm và bầu ở lại chức vụ đó, ngược lại, chuyển đổi không tốt, không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ bị thay thế. 

Vấn đề không phải “thích hay không thích” mà là năng lực lãnh đạo phải đáp ứng yêu cầu của vị trí, cương vị đó trong nhiệm vụ mới.

Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về trường hợp điều chuyển công tác cán bộ tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8)?

Nghị quyết của Ban cán sự Đảng ngay từ đầu năm đã nêu rõ, tất cả các doanh nghiệp trong diện CPH năm 2013 đều phải thực hiện hoàn thành, nếu không phải bị điều chuyển công tác sang bộ phận khác.

Thực tế, Cienco 8 không hoàn thành nhiệm vụ đó nên chúng tôi đã điều chuyển cả Chủ tịch, Tổng giám đốc và Kế toán trưởng sang bộ phận khác; bổ nhiệm Chủ tịch, Tổng giám đốc, Kế toánr tưởng mới.

Sau đó, tiến độ CPH tại Tổng công ty này như thế nào thưa Bộ trưởng?

Đương nhiên là được đẩy nhanh hơn. Nếu không đẩy nhanh thì tiếp tục thay thế.

Thưa Bộ trưởng, ngoài Cienco 8, có trường hợp nào còn có thái độ chưa tích cực với CPH hay không?

Nhìn chung tất cả các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT bây giờ đều rất hào hứng, phấn khởi thực hiện CPH vì xác định đó là con đường duy nhất, bắt buộc phải đi. Chỉ có như vậy mới thực hiện được chiến lược phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, các lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tại các đơn vị rất hăng hái.

Sau khi CPH đương nhiên doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn vì nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông quyết định và trí tuệ tập thể tất nhiên sẽ tốt hơn.

Theo đánh giá của Bộ trưởng, số lượng lãnh đạo doanh nghiệp trước CPH và sau khi CPH liệu có thay đổi nhiều không?

Tôi nghĩ là phần lớn sẽ giữ được vị trí, bởi vì dù sao các lãnh đạo DNNN cũng có kinh nghiệm, đã có thời gian lăn lộn, từng trải với các dự án. Một số ít không đáp ứng yêu cầu thì phải thay đổi, tôi cho đó là quy luật chứ không phải muốn hay không muốn, thích hay không thích! 

Còn về đề xuất CPH Bệnh viên Giao thông vận tải, Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm về trường hợp này?

Chúng tôi đề nghị CPH Bệnh viện Giao thông vận tải xuất phát từ việc xác định tính sở hữu gắn với chất lượng phát triển y tế. Khi có cổ đông giám sát, chất lượng sẽ tốt hơn. 

Nếu Thủ tướng đồng ý CPH Bệnh viên GTVT thì sẽ có tiền để đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị hiện đại cho bệnh viện, chất lượng phục vụ cũng sẽ được nâng cao hơn, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cán bộ, bác sĩ, công nhân viên trong bệnh viện, từ đó sẽ hạn chế được tiêu cực.

Hiện nay chúng tôi có 10 bệnh viện và chúng tôi đề nghị thí điểm cổ phần hóa tại bệnh viện lớn nhất là Bệnh viện GTVT, khi CPH xong, chúng tôi sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nếu như làm tốt thì sẽ cho CPH đồng loạt các bệnh viện còn lại.

Tôi cho rằng, xã hội từng phần trong bệnh viện cũng là một việc tốt nhưng chỉ là biện pháp nửa vời, không giải quyết được triệt để. Vấn đề là sau đó sở hữu của cả bệnh viện đó thuộc về ai? Tốt nhất vẫn là cổ phần hóa bệnh viện còn xã hội hóa từng bộ phận, nội dung thì cần phải có tổng kết, đánh giá. Quan điểm của tôi vẫn là nên cổ phần hóa toàn bộ Bệnh viện.

Về dự án Cảng sân bay Long Thành dự kiến tốn kém bao nhiêu tỷ USD thưa Bộ trưởng?

Hiện nay, tổng mức đầu tư cho dự án Sân bay Long Thành ban đầu khoảng 7 tỷ USD. Vốn đối ứng sẽ phải 20%, tức khoảng 1,4 tỷ USD.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm