1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bluechips kéo VN-Index hồi phục cuối phiên

(Dân trí) - Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (22/11), VN-Index đã phục hồi đáng kể khi chỉ giảm 0,27 điểm xuống 426,19 điểm (-0,06%) nhờ lực đỡ đáng kể từ khối nhà đầu tư nước ngoài.

VN-Index phục hồi được vào những phút cuối cùng, chủ yếu do một số bluechips có vốn hóa lớn như BVH, DPM, MSN tăng giá.

BVH cuối phiên tăng 1.500 đồng, DPM tăng 800 đồng, FPT tăng 1.000 đồng, MSN tăng 1.000 đồng, PVD tăng 700 đồng, VCB tăng 800 đồng… nhưng những cổ phiếu tăng giá này không phản ánh thực chất cung cầu của toàn thị trường do khối ngoại mua vào các mã này hơn 80% khối lượng giao dịch từng mã.

STB đóng cửa đứng giá 13.900 đồng/cp, giao dịch 1,7 triệu đơn vị; SSI giảm 400 đồng, PVF giảm sàn. Toàn thị trường đóng cửa có 172 mã giảm giá (30 mã giảm sàn), 46 mã tăng giá và 56 mã đứng giá.

Các mã tăng trần cuối ngày là FBT, BMC; một số mã tăng nhẹ là SHI, NKD…các mã giảm sàn là QCG, VNE, DVD, GTT, NVT…

KLGD toàn thị trường sáng nay vẫn ở mức thấp, đạt hơn 30 triệu đơn vị, tương đương 682,88 tỷ đồng; giao dịch thỏa thuận đạt hơn 6,7 triệu đơn vị, tương đương 195 tỷ đồng; như vậy giao dịch thỏa thuận trên sàn sáng nay chỉ đạt hơn 23,3 triệu đơn vị.

Tại sàn Hà Nội, ngay sau lúc mở cửa, HNX Index đã tăng nhẹ nhưng rồi cũng nhanh chóng trở lại với xu hướng đi xuống. Sau đó, chỉ số dao động nhẹ ở dưới mức 98 điểm cho đến hết ngày.

Đóng cửa, HNX Index chốt tại 97,86 điểm, giảm 1,24 điểm (-1,25%) so với phiên trước. Toàn thị trường có 47 mã tăng trong khi có tới 239 mã giảm và 66 mã đứng giá. Trong đó có 40 mã không có giao dịch.

Tổng cộng có 53 mã đóng cửa ở giá sàn: C92, SDU, CTM, VGP, S64, NPS, GGG…

Phía tăng trần có BXH, LDP, VBC, VCM, VE9, LUT… Trong đó chỉ VE9 và LUT là có dư mua giá trần. VE9 tăng 1.400 đồng lên 21.900 đồng với gần 420 nghìn đơn vị được chuyển nhượng.

Tổng lượng giao dịch đạt 27,8 triệu đơn vị, trị giá 496 tỷ đồng. Các mã được khớp nhiều nhất là PVX (2,49 triệu đơn vị), KLS (1,7 triệu), ACB (1 triệu), SHN (0,95 triệu), VND, AAA, VCG…

CPI cả nước bình quân 10 tháng của năm 2010 tăng 8,75% so với 10 tháng năm 2009, và so với tháng 12/2009 tăng 7,58%; nếu trong 2 tháng cuối năm CPI được kiềm chế tăng dưới 1% mỗi tháng thì lạm phát mới có thể kiềm chế ở mức dưới 10%.

Theo đánh giá của SSI, trong ngắn hạn, những thông tin về lạm phát, lãi suất sẽ là những rào cản cho sự tăng trưởng của VNIndex. Có lý do để lo ngại trong ngắn hạn bởi các TTCK thế giới đã không mang lại nhiều hỗ trợ cho TTCK Việt nam trong khi các yếu tố bất ổn trong nước liên tiếp bộc lộ.

Mặc dầu vậy, thời điểm cuối năm sẽ có nhiều hơn các thông tin từ chính trị và kinh tế có ảnh hưởng đến TTCK bên cạnh KQKD cuối năm và nhu cầu đỡ NAV của các quỹ. Vì vậy xu hướng đi ngang ít khả năng xảy ra. Thay vì đó rất có thể kịch bản các đợt sóng giảm và tăng trở lại rất có thể xảy ra nhất là khi VN-Index đã rơi xuống vùng thấp nhất trong năm.

Vì lý do này mà NĐT nên kiên nhẫn chờ các phiên giảm điểm để mua vào. Trong khi đó các phiên tăng điểm trong ngắn hạn có nhiều rủi ro và NĐT tránh mua vào ở vùng giá cao.

Phương Mai - Quốc Thắng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm