Bị "đá" khỏi VN30, cổ phiếu Tân Tạo vẫn tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp
(Dân trí) - Chuỗi tăng 13 phiên của VN-Index nghẽn mạch trong sáng nay, thị trường điều chỉnh. VN30-Index mất 8,41 điểm với 21 mã giảm đã kéo chỉ số VNI xuống gần 5 điểm. Áp lực chốt lời đè nặng giữa bối cảnh thông tin vĩ mô vẫn tích cực.
Phiên đầu tuần 14/1/2013, sau chuỗi tăng dài nhất 9 năm kể từ đầu 2004, VN-Index điều chỉnh giảm 4,61 điểm, tương ứng mất 1% trong khi HNX-Index dùng dằng quanh mức tham chiếu, đã dừng lại ở 60,55 điểm.
Chủ yếu, "thủ phạm" khiến chỉ số sàn TPHCM (HSX) mất điểm mạnh đến từ rổ VN30, với 21 mã mất điểm, 6 mã đứng giá, kéo chỉ số nhóm này tụt 8,41 điểm, mất 1,54%.
Sáng nay, HSX công bố Danh sách rổ VN30 và tỷ lệ free float của các cổ phiếu thành phần kỳ I/2013. Các cổ phiếu được thêm vào CSM, PGD và thay vào đó, ITA và NTL bị loại.
Trong danh sách 10 cổ phiếu dự phòng, xuất hiện MPC và BMI thế chỗ cho BCI và LSS.
Tuy nhiên, trong số các cổ phiếu bị "đá" khỏi rổ này, ITA vẫn tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, bất chấp tin xấu, khớp 6,7 triệu cổ phiếu, dư mua trần còn gần 950 nghìn. Khối ngoại gom mạnh mã này, mua vào gần 600 nghìn đơn vị. Ngược lại NTL giảm điểm 400 đồng, tương ứng mất 2,4%.
Ngoài ra, hàng loạt mã khác trong VN30 cũng bị thiệt hại nặng đầu tuần: BVH mất 1.900 đồng mỗi cổ phiếu, 2 trụ cột MSN và VNM cùng mất 3.000 đồng, VCB mất 900 đồng, STB, PVD, CII, FPT... cùng mất điểm mạnh.
Lực đỡ khối ngoại mỏng dần. Ngoài ITA, khối ngoại tiếp tục tranh thủ đà giảm mua vào 107 nghìn cổ phiếu VIC (đang đứng tham chiếu 83.500 đồng), 126 nghìn cổ phiếu STB, 145 nghìn cổ phiếu OGC, 188 nghìn cổ phiếu DPM.
PVF tăng trần, khớp 1,37 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần cuối phiên gần 300 nghìn đơn vị và không hề còn dư bán, cũng được khối ngoại mua vào 362 nghìn đơn vị.
Đón tin tốt, MPC và PGD cùng tăng 700 đồng/cp leen mức giá 29.700 đồng và 32.700 đồng/cp; CSM cũng tăng điểm 500 đồng lên 26.700 đồng/cp. Khớp lệnh tại CSM đạt trên 1 triệu. BMI đứng giá tham chiếu 8.200 đồng.
Trong tuần trước, trên HSX, các mã tăng mạnh nhất là DDM (+75%), SBS (+58,33%), HAX (+51,72%), PVF (+47,16%) và LAF (+38,46%) còn ở HNX là VBC (+67,84%), VIG (+58,82%), THV (55,56%), SHN (54,55%) và GBS (+51,85%).
Đến sáng nay, duy nhất ở HSX, LAF bị giảm sàn, còn lại DDM, HAX, PVF đều tăng trần và không còn dư bán cuối phiên, SBS không diễn ra giao dịch.
Trong khi đó, ở HNX, những mã tăng nóng tuần trước là GBS, SHN, THV đều bị bán mạnh, giảm sàn dồng loạt. Riêng VBC và VIG vẫn bền bỉ tăng trần. VBC tăng tới 1.700 đồng mỗi cổ phiếu, thị giá hiện tại ở mức 26.600 đồng.
Trên HNX30, chỉ với 7 mã tăng so 12 mã giảm, 12 mã đứng giá, song chỉ số nhóm này vẫn được kích lên nhẹ 0,04 điểm, tương ứng mức tăng 0,03%.
PVL, PVX, TH1 tăng trần, mức tăng tại TH1 lên tới 1.800 đồng mỗi cổ phiếu, mức thị giá đạt 28.600 đồng.
Trong khi đó, PVX khớp lệnh gần 15 triệu dơn vị, dư mua giá xanh còn trên 3,3 triệu cổ phiếu, cầu ngoại đạt 170,4 nghìn. PVL khớp 2,8 triệu, xuất hiện dư mua giá trần và cuối phiên sạch trơn dư bán.
Nhóm mất điểm mạnh có NTP, mất 2.200 đồng, xuống còn 35.800 đồng/cp, song khớp lệnh mã này không đáng kể, chỉ 600 cổ phiếu cả phiên sáng.
Còn lại, mức thiệt hại các mã còn lại chỉ dao động 100-200 đồng/cp. ACB, KLS, PVE, PVE, PVI đều tạm ngừng giao dịch với mức giá đỏ. SCR, SHB, VND, PVV đóng giá tham chiếu. SHB khớp 9,6 triệu, VND khớp 3,1 triệu và SCR khớp 3,5 triệu cổ phiếu.
Mặc dù giảm điểm, song biên độ giảm của VN-Index và VN30-Index đã hẹp lại dần về cuối phiên. Trong phiên, có thời điểm, VN30-Index mất tới 12 điểm và VN-Index mất hơn 7 điểm.
Không loại trừ khả năng phiên chiều, mạch tăng thị trường được nối lại khi có thông tin sáng nay cho biết, nhiều khả năng, Công ty quản lý tài sản sẽ ra đời ngay trong tháng 1/2013 này và việc mua bán nợ xấu sẽ được thực hiện ngay trong quý I.
Ngoài ra, trên thị trường vàng, mức giá liên tục đi xuống do những quy định siết chặt hoạt động kinh doanh vàng miếng. Kênh đầu tư này tỏ ra không còn hấp dẫn đối với người có tài sản dư thừa trong bối cảnh hiện nay.
Trên thực tế, 2 phiên cuối tuần trước, áp lực bán đã đè nặng thị trường trong phiên sáng và cứu điểm 2 sàn trong phiên chiều. Thời điểm hiện tại, các tín hiệu vĩ mô đều đang rất tốt, xu hướng giảm điểm chủ yếu đến từ áp lực chốt lời của nhà đầu tư ngắn hạn.
Thanh khoản vẫn đảm bảo 47,28 triệu cổ phiếu tương ứng 630,1 tỷ đồng trên HSX và 53,84 triệu cổ phiếu, tương ứng 374,7 tỷ đồng ở HNX.
Chủ yếu, "thủ phạm" khiến chỉ số sàn TPHCM (HSX) mất điểm mạnh đến từ rổ VN30, với 21 mã mất điểm, 6 mã đứng giá, kéo chỉ số nhóm này tụt 8,41 điểm, mất 1,54%.
Sáng nay, HSX công bố Danh sách rổ VN30 và tỷ lệ free float của các cổ phiếu thành phần kỳ I/2013. Các cổ phiếu được thêm vào CSM, PGD và thay vào đó, ITA và NTL bị loại.
Trong danh sách 10 cổ phiếu dự phòng, xuất hiện MPC và BMI thế chỗ cho BCI và LSS.
Thị trường giảm điểm chủ yếu do áp lực chốt lời của các nhà đầu tư ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong số các cổ phiếu bị "đá" khỏi rổ này, ITA vẫn tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, bất chấp tin xấu, khớp 6,7 triệu cổ phiếu, dư mua trần còn gần 950 nghìn. Khối ngoại gom mạnh mã này, mua vào gần 600 nghìn đơn vị. Ngược lại NTL giảm điểm 400 đồng, tương ứng mất 2,4%.
Ngoài ra, hàng loạt mã khác trong VN30 cũng bị thiệt hại nặng đầu tuần: BVH mất 1.900 đồng mỗi cổ phiếu, 2 trụ cột MSN và VNM cùng mất 3.000 đồng, VCB mất 900 đồng, STB, PVD, CII, FPT... cùng mất điểm mạnh.
Lực đỡ khối ngoại mỏng dần. Ngoài ITA, khối ngoại tiếp tục tranh thủ đà giảm mua vào 107 nghìn cổ phiếu VIC (đang đứng tham chiếu 83.500 đồng), 126 nghìn cổ phiếu STB, 145 nghìn cổ phiếu OGC, 188 nghìn cổ phiếu DPM.
PVF tăng trần, khớp 1,37 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần cuối phiên gần 300 nghìn đơn vị và không hề còn dư bán, cũng được khối ngoại mua vào 362 nghìn đơn vị.
Đón tin tốt, MPC và PGD cùng tăng 700 đồng/cp leen mức giá 29.700 đồng và 32.700 đồng/cp; CSM cũng tăng điểm 500 đồng lên 26.700 đồng/cp. Khớp lệnh tại CSM đạt trên 1 triệu. BMI đứng giá tham chiếu 8.200 đồng.
Trong tuần trước, trên HSX, các mã tăng mạnh nhất là DDM (+75%), SBS (+58,33%), HAX (+51,72%), PVF (+47,16%) và LAF (+38,46%) còn ở HNX là VBC (+67,84%), VIG (+58,82%), THV (55,56%), SHN (54,55%) và GBS (+51,85%).
Đến sáng nay, duy nhất ở HSX, LAF bị giảm sàn, còn lại DDM, HAX, PVF đều tăng trần và không còn dư bán cuối phiên, SBS không diễn ra giao dịch.
Trong khi đó, ở HNX, những mã tăng nóng tuần trước là GBS, SHN, THV đều bị bán mạnh, giảm sàn dồng loạt. Riêng VBC và VIG vẫn bền bỉ tăng trần. VBC tăng tới 1.700 đồng mỗi cổ phiếu, thị giá hiện tại ở mức 26.600 đồng.
Trên HNX30, chỉ với 7 mã tăng so 12 mã giảm, 12 mã đứng giá, song chỉ số nhóm này vẫn được kích lên nhẹ 0,04 điểm, tương ứng mức tăng 0,03%.
PVL, PVX, TH1 tăng trần, mức tăng tại TH1 lên tới 1.800 đồng mỗi cổ phiếu, mức thị giá đạt 28.600 đồng.
Trong khi đó, PVX khớp lệnh gần 15 triệu dơn vị, dư mua giá xanh còn trên 3,3 triệu cổ phiếu, cầu ngoại đạt 170,4 nghìn. PVL khớp 2,8 triệu, xuất hiện dư mua giá trần và cuối phiên sạch trơn dư bán.
Nhóm mất điểm mạnh có NTP, mất 2.200 đồng, xuống còn 35.800 đồng/cp, song khớp lệnh mã này không đáng kể, chỉ 600 cổ phiếu cả phiên sáng.
Còn lại, mức thiệt hại các mã còn lại chỉ dao động 100-200 đồng/cp. ACB, KLS, PVE, PVE, PVI đều tạm ngừng giao dịch với mức giá đỏ. SCR, SHB, VND, PVV đóng giá tham chiếu. SHB khớp 9,6 triệu, VND khớp 3,1 triệu và SCR khớp 3,5 triệu cổ phiếu.
Mặc dù giảm điểm, song biên độ giảm của VN-Index và VN30-Index đã hẹp lại dần về cuối phiên. Trong phiên, có thời điểm, VN30-Index mất tới 12 điểm và VN-Index mất hơn 7 điểm.
Không loại trừ khả năng phiên chiều, mạch tăng thị trường được nối lại khi có thông tin sáng nay cho biết, nhiều khả năng, Công ty quản lý tài sản sẽ ra đời ngay trong tháng 1/2013 này và việc mua bán nợ xấu sẽ được thực hiện ngay trong quý I.
Ngoài ra, trên thị trường vàng, mức giá liên tục đi xuống do những quy định siết chặt hoạt động kinh doanh vàng miếng. Kênh đầu tư này tỏ ra không còn hấp dẫn đối với người có tài sản dư thừa trong bối cảnh hiện nay.
Trên thực tế, 2 phiên cuối tuần trước, áp lực bán đã đè nặng thị trường trong phiên sáng và cứu điểm 2 sàn trong phiên chiều. Thời điểm hiện tại, các tín hiệu vĩ mô đều đang rất tốt, xu hướng giảm điểm chủ yếu đến từ áp lực chốt lời của nhà đầu tư ngắn hạn.
Thanh khoản vẫn đảm bảo 47,28 triệu cổ phiếu tương ứng 630,1 tỷ đồng trên HSX và 53,84 triệu cổ phiếu, tương ứng 374,7 tỷ đồng ở HNX.
Mai Chi