“Bêu tên” các công trình, dự án vi phạm xây dựng nghiêm trọng ở Hà Nội

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã chỉ rõ những công trình không phép gây ra những vụ bê bối về bất động sản trên địa bàn Hà Nội.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Hà Nội: Cả nghìn lao động hợp đồng làm thay công chức
* Vụ lộ đề thi tuyển công chức: Hủy kết quả thi, kỷ luật hàng loạt cán bộ
* Hơn 150 tội phạm kinh tế Trung Quốc đang lẩn trốn tại Mỹ
* Ông lớn ôtô ở VN: Đóng nhà máy, mở showroom?

Ngày 12/8, Sở xây dựng đã có văn bản tổng hợp về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại khu vực Hà Nội. Báo cáo đã chỉ rõ những công trình, dự án vi phạm nghiêm trọng, gây nhức nhối cho xã hội.

Cụ thể, là các trường hợp xây dựng không phép như: Công trình xây dựng 6 tầng của gia đình bà Nguyễn Thị Bích Phượng tại Khu tái định cư xã Kim Chung (huyện Hoài Đức); công trình 17 tầng tại tổ 50 phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư; Tòa nhà N04- B - Khu đô thị mới Cầu Giấy do Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư; công trình tại số 83 Ngọc Hồi (quận Hoàng Mai); 14 Lê Duẩn (quận Ba Đình); các công trình xây dựng sai phép tại số nhà 570 đường Trương Định (quận Hai Bà Trưng), 422+422B Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), 39+41 Nguyễn Khắc Hiếu (quận Ba Đình), 385 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên); công trình xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực Gốc Đa- Cây Ổi, phường Đại Kim, Hoàng Mai…

Công trình 83 Ngọc Hồi không phép khiến hàng trăm người dân bị mất tiền trăm tỉ

Công trình 83 Ngọc Hồi không phép khiến hàng trăm người dân bị mất tiền trăm tỉ

Cũng theo báo cáo, có 1.162 công trình vi phạm trật tự xây dựng được xử lý trong 6 tháng đầu năm 2014. Đáng lưu ý, có tới 642 trường hợp xây dựng không phép, 174 trường hợp xây dựng sai phép và 341 trường hợp vi phạm khác. T ừ con số trên cho thấy tỷ lệ công trình xây dựng vi phạm trên tổng số công trình xây dựng 6 tháng đầu năm của Hà Nội đã tăng gấp đôi so với năm 2013 (11,2%), trong khi năm 2012, tỉ lệ này là 7,2%, năm 2013 đã giảm xuống còn 5%.

Lý giải tồn tại này, ông Phan Văn Bảo, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, số công trình xây dựng không phép tập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện ngoại thành (Chương Mỹ, Gia Lâm, Mê Linh, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thanh Trì...) mà nguyên nhân cơ bản là do hầu hết địa bàn các huyện ngoại thành chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết, UBND huyện chưa ban hành quy định cụ thể về quản lý cấp phép xây dựng trên các địa bàn dân cư nên việc cấp phép còn khó khăn. 
 
Mặt khác do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều người dân ở khu vực nông thôn chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý xây dựng đô thị dẫn đến khi xây dựng vẫn theo thói quen tự phát. “Đây là một tồn tại lớn trong công tác quản lý cấp phép xây dựng, cần được các cấp chính quyền tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng trong cộng đồng dân cư”, ông Bảo nói.
Còn về số công trình xây dựng sai nội dung giấy phép chiếm tỷ lệ còn cao và vẫn tập trung chủ yếu tại các quận nội thành (Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ba Đình), Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng khi cấp giấy phép xây dựng UBND các quận phải tuân thủ các chỉ tiêu về quy hoạch xây dựng, trong khi đó, tại các khu vực này mật độ dân cư cao, giá trị nhà đất là rất lớn, do đó các chủ đầu tư cố tình xây dựng tối đa diện tích (vượt mật độ và số tầng) để thu được lợi ích kinh tế từ việc vi phạm sai phép.

 
Lê Tú

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước