1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bất động sản Tây Hà Nội: Tiếp tục là điểm sáng đầu năm 2018

Khu vực Tây Hà Nội hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi để trở thành “điểm nóng” của đầu tư dự án bất động sản. Bởi lẽ tính tại thời điểm này, nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành đồng bộ trong vòng một năm tới. Đó cũng là khoảng thời gian trung bình cần thiết để hoàn thiện một dự án bất động sản thương mại.

Nguồn cung chính

Theo đánh giá của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy hoạch của Hà Nội thực chất là quy hoạch về hướng Tây - Tây Nam, lấy trục Thăng Long là chính, vì thế địa ốc phía Tây sẽ vẫn là nguồn cung chính trong các năm tới.

Đây cũng là nhận định chung của đa phần giới chuyên môn, cho rằng Tây Hà Nội hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi để trở thành “điểm nóng” của đầu tư dự án bất động sản. Bởi lẽ tính tại thời điểm này, nhiều dự án hạ tầng giao thông bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành đồng bộ trong vòng một năm tới. Đó cũng là khoảng thời gian trung bình cần thiết để hoàn thiện một dự án bất động sản thương mại.

Các tuyến giao thông huyết mạch, xuyên tâm tiếp tục được triển khai như đường vành đai 4, đường Tây Thăng Long, Quốc lộ 32 nối Hoài Đức, Đan Phượng với trung tâm… Cùng với đó, cuối năm 2021, tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đi vào hoạt động sẽ góp phần lớn trong việc kết nối khu vực Tây Bắc của Thủ đô với các quận nội thành.

"Quỹ đất các quận nội thành Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Đống Đa... hầu như không còn, đặc biệt là đối với mảng biệt thự nhà liền kề và những dự án có quy mô lớn. Trong khi đó quỹ đất đang rất nhiều tại các quận vùng ven như Hoài Đức, Quốc Oai, Đông Anh, Thạch Thất, Hà Đông, Long Biên....", bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills, nhận định.

Đại lộ Thăng Long
Đại lộ Thăng Long

Đây là cơ hội cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị đang hướng về khu vực này. Ví dụ tuyến đường Metro 2A từ Hà Đông đi vào trung tâm; tuyến Metro Đại lộ thăng long nối các huyện Thạch Thất, Quốc Oai với khu vực Mỹ Đình; hay như tuyến đường 18 nối quốc lộ 5 kéo dài qua cầu Đông Trù sang khu vực Đông Anh, mở ra rất nhiều quỹ đất rộng lớn để phát triển các tổ hợp dự án nhà ở, bà Hằng chỉ ra.

Đa dạng điểm đến

Không dừng lại ở hạ tầng giao thông tạo thuận lợi cho việc đi lại của cư dân, khu vực Tây Hà Nội cũng đang đón nhiều điểm đến thương mại – văn hóa – xã hội như trung tâm mua sắm Aeon Mall Hà Đông, Thiên đường Bảo Sơn, Lăng Ngô Quyền, Làng Cổ Đường Lâm, khu du lịch Khoang Xanh, Ao Vua, Thiên Sơn – Suối Ngà… và đặc biệt là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Tính đến hết năm 2017, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã có 81 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng sổ vốn đầu tư đăng ký 66.174 tỷ đồng trên tổng diện tích 358ha.

Đầu năm 2018, trong chuyến thăm và làm việc tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các cấp, các ngành, UBND thành phố Hà Nội đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng khu vực này, để không bỏ lỡ thời cơ phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam.

Thủ tướng cho rằng, tiềm lực khoa học công nghệ của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã được hình thành với nhiều yếu tố như: Các dự án đầu tư của các tập đoàn viễn thông, cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ lớn; các nhóm ươm tạo, xuất hiện nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, sản phẩm công nghệ có giá trị với đội ngũ người trẻ giàu trí tuệ và nhiệt huyết.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ "là nơi khởi nghiệp tốt nhất cho Công nghệ cao của Việt Nam" và sẽ sớm được lấp đầy các hoạt động đầu tư, trở thành trung tâm sản xuất lớn của thành phố.

Đây được kỳ vọng sẽ là cú hích mới cho tốc độ đô thị hóa tại khu vực Tây Hà Nội, với đông đảo nguồn nhân lực giàu trình độ, hiện đại đến từ trong nước và quốc tế đổ về đây. Nhóm khách hàng này nhắm tới các căn hộ cao cấp, đáp ứng tiêu chuẩn sống khắt khe và thuận tiện cho công việc cũng như sinh hoạt.

“Châu Á thu nhỏ” trong lòng Hà Nội

Nhờ tiềm năng phát triển trong trung và dài hạn, khu vực Tây Hà Nội, đặc biệt là các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, liên tục được hàng loạt nhà đầu tư bất động sản “chọn mặt gửi vàng” trong giai đoạn 2016 trở lại đây, có thể kể đến như Sudico, CEO Group, Lã Vọng Group, và gần đây nhất là Tập đoàn FLC với dự án Khu đô thị FLC Asia Park.

 Phối cảnh dự án Khu đô thị FLC Asia Park
Phối cảnh dự án Khu đô thị FLC Asia Park

FLC Asia Park tọa lạc giữa trung tâm huyện Quốc Oai, tiếp giáp các trục đường huyết mạch của Thủ đô như: Đại lộ Thăng Long, Tuyến đường Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 80, kết nối với đường Trần Duy Hưng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Cầu Giấy…

Với quy mô 50 hecta, FLC Asia Park được phát triển trở thành đô thị hiện đại tựa “châu Á thu nhỏ” trong lòng Hà Nội.

Sở hữu lợi thế về vị trí và không gian, dự án FLC Asia Park có mật độ xây dựng thấp dưới 35% gồm đầy đủ các loại hình biệt thự, nhà liền kề, shophouse…

Từng phân khu lấy cảm hứng từ những thành phố sầm uất bậc nhất khu vực như phân khu Seoul mô phỏng một Thủ đô Hàn Quốc thu nhỏ có dòng sông uốn lượn chảy quanh; Phân khu Thượng Hải tràn ngập những gian hàng ẩm thực; Phân khu Singapore bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ bao quanh giúp cảnh quan đô thị hòa quyện với thiên nhiên; Phân khu Đài Loan tạo điểm nhấn là những con đường nhỏ xen giữa vườn hoa và cây xanh là xứ sở dành cho “những kẻ mộng mơ”.

FLC Asia Park là một trong những khu đô thị hiếm hoi ở phía Tây Thủ đô có hai công viên cây xanh lớn, tổng diện tích lên tới 20ha hứa hẹn sẽ tạo nên một môi trường sống trong lành, xanh mát cho các cư dân. Khi lợi thế lý tưởng về không gian được kết hợp với kinh nghiệm phát triển những khu đô thị đồng bộ, chất lượng đạt chuẩn của Tập đoàn FLC, không khó lý giải sức hút của dự án FLC Asia Park mặc dù mới được ra mắt thị trường cách đây không lâu vào đầu năm 2018.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm