Chuyên gia Bùi Kiến Thành:

Ba thách thức của thị trường tiền tệ năm 2014

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, đã có nhiều dấu hiệu khả quan nhưng thị trường tiền tệ còn 3 thách thức lớn.

Ông nói: Tôi cho rằng, năm 2014, kinh tế có nhiều dấu hiệu khả quan hơn. Tuy nhiên, lĩnh vực tiền tệ vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết, nhất là nợ xấu, lãi suất và sở hữu chéo.

Thứ nhất, về nợ xấu, năm 2013, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua một khối lượng lớn nợ xấu và sẽ tiếp tục mua nợ xấu trong năm 2014. Tuy nhiên, nhiệm vụ nặng nề của VAMC trong năm 2014 là làm sao để xử lý số nợ xấu đã mua này. Nợ xấu mà VAMC mua phần lớn là bất động sản, có cái có thể bán ngay, có những cái phải đầu tư mất 5-7 năm. Làm sao để biến nợ xấu thành nợ tốt, biến nợ thành tiền thì VAMC chưa làm được và chưa có tiền để làm được.

 

Ông Bùi Kiến Thành, Chuyên gia kinh tế
Ông Bùi Kiến Thành, Chuyên gia kinh tế

 

Thứ hai, về lãi suất, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế mở, doanh nghiệp nội phải cạnh tranh về vốn, giá từ hai phía.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Một là, cạnh tranh với doanh nghiệp ngoài nước, vốn chỉ chịu lãi suất 1 - 2% như tại Nhật Bản, Hàn Quốc Hai là, cạnh tranh với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, cũng có vốn ưu đãi từ công ty mẹ với lãi suất chỉ 1 - 2%, trong khi doanh nghiệp nội được ưu ái lắm cũng là lãi suất 10%.

 

Chúng ta không đổ lỗi hoàn toàn cho lãi suất, nhưng lãi suất là một trong những yếu tố làm điêu đứng doanh nghiệp.

 

Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp muốn mặt bằng lãi suất 6% ổn định trong dài hạn, Ngân hàng Nhà nước với vai trò là Ngân hàng Trung ương, có thể sử dụng quyền năng của mình để thiết lập mặt bằng lãi suất hợp lý.

 

Thứ ba, vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng hiện nay rất phức tạp. Sở hữu chéo khiến tính chất ảo trong hoạt động ngân hàng tăng lên, ngân hàng không thể kiểm soát được chính dòng tiền của mình đang vào sân trước hay sân sau. Đây là cội nguồn của nợ xấu.

 

Vì vậy, NHNN với chức năng là Ngân hàng Trung ương cần làm rõ cá nhân, tổ chức nào mua cổ phần tại nhiều ngân hàng vượt quá giới hạn đầu tư góp vốn 5%, 15%. Sở hữu chéo gây ra thiệt hại như thế nào thì quy rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức để rồi có sự thỏa thuận, khắc phục hậu quả.

 

Theo Thùy Liên

Đầu tư
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước