Bà Ba Sương: “Tôi không tranh chức tranh quyền”

Nói về nguyên nhân trở về Nông trường Sông Hậu, Anh hùng lao động Trần Ngọc Sương cho rằng “Chỉ muốn an dân, không phải tranh chức tranh quyền”.

Trở về sông Hậu, bà Ba Sương không được giữ chân!
Trở về sông Hậu, bà Ba Sương không được giữ chân!

 

Ngày 23/11, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu (Sohafood) họp báo công bố sự “chuyển giao quyền lực” giữa bà Trần Ngọc Sương (Ba Sương, 65 tuổi) cho 2 người kế nhiệm là ông Trần Văn Trí (47 tuổi) và ông Nguyễn Tấn Thanh (39 tuổi).

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Trong đó ông Trí là Chủ tịch HĐQT và ông Thanh là Tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật đối với Sohafood trong lần đổi giấy đăng ký kinh doanh lần thứ 8 này. Vốn điều lệ của công ty vẫn duy trì 45 tỷ đồng gồm 12 cổ đông (9 cá nhân, 3 doanh nghiệp và vốn nhà nước tại Sohafood là Nông trường Sông Hậu chiếm 10,29%).

 

Theo ông Trí, trở thành “tư lệnh” của doanh nghiệp nợ khoảng 140 tỷ đồng này là chuyện ngoài ý muốn. Hiện ông có rất nhiều công việc, đến với Sohafood chỉ muốn làm “trung tâm hòa giải” khi thấy nội bộ mâu thuẫn nhưng được HĐQT tín nhiệm, cổ đông ủng hộ và đặc biệt là người dân gắn bó với Sohafood đặt hết niềm tin nên ông ứng cử vào HĐQT và được bầu làm Chủ tịch.

 

“Giữ vòng vây nợ nần, tôi biết chị Ba Sương rất cần tôi vì không muốn Sohafood phá sản. Công ty như đứa con tinh thần của chị Ba Sương”, ông Trí chia sẻ.

 

Cùng quan điểm này, bà Ba Sương cho rằng hơn 3 tháng trước bà phải bỏ việc của công ty riêng tại TP HCM về Cần Thơ chỉ với một tâm niệm “an dân” vì Sohafood nợ bà con trên 55 tỷ đồng tiền cá. Bà không nở bỏ Sohafood vì xem như “con mình đẻ ra” nên không muốn doanh nghiệp “chết yểu”.

 

“Tôi về đây không phải tranh chức tranh quyền. Nay nhiệm vụ coi như hoàn thành vì có người đứng ra trả nợ cho nông dân”, bà Ba Sương bộc bạch khi chính thức giao quyền “tư lệnh” cho ông Trí và quyền điều hành Sohafood cho ông Thanh để quay về Sài Gòn.

 

Ở tuổi 39, ông Nguyễn Tấn Thanh được HĐQT kỳ vọng đưa Sohafood trở lại thời hoàn kim, tạo công ăn việc làm ổn định cho 800 công nhân.

 

Ông này hứa bỏ ra 20-30 tỷ đồng làm vốn đối ứng vay nợ ngân hàng rồi cho Sohafood vay lại với lãi suất theo thỏa thuận để đảm bảo đôi bên đều không bị thiệt hại.

 

Theo ông Thanh, mỗi tuần công ty sẽ trả nợ cho dân từ 3-5 tỷ đồng và sẽ trả dứt điểm vào tháng 6/2014. Dự kiến ngày 25.11 nhà máy hoạt động trở lại.

 

Theo Hàm Yên

Một Thế Giới
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước