Áp trần giá dầu Nga ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế châu Âu?

Nhật Linh

(Dân trí) - Theo chuyên gia, việc áp trần giá đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho các quốc gia châu Âu, dẫn đến giá dầu quốc tế và khu vực tăng mạnh.

Sự không chắc chắn càng rõ hơn khi giá trần đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga được vận chuyển bằng đường biển chính thực có hiệu lực kể từ ngày 5/2. Sự không chắc chắn càng rõ hơn khi giá trần đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga được vận chuyển bằng đường biển chính thức có hiệu lực kể từ ngày 5/2.

Theo thông cáo của Ủy ban châu Âu (EC), mức giá trần đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga đã được các nước EU, nhóm G7 và Australia nhất trí áp dụng. Theo đó, mức giá trần đối với các sản phẩm đắt tiền hơn như dầu diesel và xăng là 100 USD/thùng, còn đối với các sản phẩm giảm giá như dầu nhiên liệu là 45 USD/thùng.

Trong tuyên bố phát đi ngày 2/2, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết, việc áp giá trần nhằm tiếp tục gia tăng áp lực lên Nga.

Áp trần giá dầu Nga ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế châu Âu? - 1

Chuyên gia cho rằng, việc áp giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu (Ảnh: Reuters).

Lo ngại về giá trần

Việc áp giá trần mới nhất này cho thấy EU đang tiến thêm một bước trong việc cắt đứt quan hệ năng lượng với Nga. Vì khí đốt chủ yếu được sử dụng để phát điện, sưởi ấm và sản xuất công nghiệp nên động thái này cũng mang đến rủi ro do giá khí đốt đã tăng vọt kể từ ngày 24/2/2022 khi lượng khí đốt từ Nga giảm xuống.

Bà Xu Qinhua, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Á - Âu thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng việc áp trần giá đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho các quốc gia châu Âu và dẫn đến giá dầu quốc tế và khu vực tăng mạnh.

Bà Xu nhấn mạnh rằng việc áp giá trần sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng năng lượng và làm chi phí sinh hoạt ở châu Âu tăng lên cũng như cản trở hoạt động của cơ chế thị trường.

Bà dẫn chứng, trong năm qua, việc gián đoạn nguồn cung dầu Nga cho thị trường toàn cầu đã đẩy giá năng lượng và lạm phát tăng cao, khiến sức mua của người tiêu dùng giảm sút.

"Động thái này cũng sẽ dẫn đến một loạt biện pháp đối phó mới từ Nga, do đó sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực và làm rối loạn thị trường năng lượng", bà Xu nói với kênh CGTN của Trung Quốc.

Cuối tuần trước, Nga cũng đã cảnh báo về sự mất cân bằng hơn nữa trên thị trường năng lượng toàn cầu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình trước những rủi ro liên quan.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, bà Vandana Hari, người sáng lập một công ty phân tích về thị trường năng lượng toàn cầu, có trụ sở tại Singapore, bày tỏ hoài nghi về cơ chế giá trần này và cho rằng cơ chế giá trần này là không hợp lý. Bà cho rằng dầu của Nga sẽ tìm được đường vào các thị trường mà khách hàng chuộng mua dầu có chiết khấu cao.

Mặt khác, châu Âu sẽ tìm được các nhà cung cấp năng lượng mới và đa dạng hóa cơ cấu năng lượng của mình.

Các hiệu ứng kéo dài

Các nước châu Âu đã trải qua biến động giá năng lượng trong những tháng mùa hè. Trở lại thời điểm tháng 6 năm ngoái, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo rằng nếu khủng hoảng tiếp diễn, các ngành công nghiệp sẽ phải đóng cửa "thảm khốc", dẫn đến thất nghiệp hàng loạt.

Trong khi đó, chi phí năng lượng cao đẩy lạm phát tăng vọt, khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương, ông Habeck cho rằng sẽ có nhiều người bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu khí đốt và giá cao khi chi phí dần dần chuyển sang người tiêu dùng.

Đức chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng năng lượng do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu năng lượng từ Nga. Nước này đã quyết định ngay từ giữa năm 2024 sẽ thay thế tất cả năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Các nước châu Âu khác cũng đang tìm cách đối phó với giá năng lượng tăng cao và lạm phát tăng vọt. Tại Pháp, một số lò phản ứng hạt nhân chính đã được bảo trì vào năm ngoái khi châu Âu phải vật lộn để đối phó với việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga được sử dụng trong sản xuất điện.

Ở Hy Lạp, lạm phát đã vọt lên hơn 8% vào tháng 12 năm ngoái. Giá gỗ ở Hy Lạp tăng mạnh do nhu cầu đốt củi để sưởi ấm tăng cao. Những người khai thác gỗ ở Hy Lạp cho biết họ đã cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ. Đây được coi là lựa chọn hợp lý hơn để người dân sưởi ấm ngôi nhà của mình trong bối cảnh giá xăng dầu và khí đốt tăng.

Theo Bruegel, một tổ chức nghiên cứu độc lập về châu Âu có trụ sở tại Brussels chuyên cung cấp các phân tích cho các nhà hoạch định chính sách ở EU, sự cân bằng cung cầu trên thị trường năng lượng đã đẩy giá năng lượng ở châu Âu tăng cao, đặc biệt là đối với khí đốt tự nhiên.

Từ tháng 12 năm ngoái, các nước châu Âu đã cấm mua và nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, đồng thời áp dụng mức giá trần 60 USD/thùng cho dầu thô vận chuyển bằng đường biển và dầu mỏ của Nga.

Theo CGTN