1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

4 mẹo phân biệt đồng hồ thật - giả được chuyên gia mách nước

Ma trận đồng hồ giả vốn tinh vi lại càng phức tạp hơn vào dịp tết do nhu cầu mua sắm tăng cao. Vậy làm thế nào để nhận biết đồng hồ thật và đồng hồ nhái tại Việt Nam?

Sau đây là 4 mẹo phân biệt đồng thật - giả mà các chuyên gia mách nước, giúp bạn phần nào trong việc mua một chiếc đồng hồ chính hãng trong thời điểm mà vàng - thau lẫn lộn như thế này:

1. Kiểm tra mặt số và mặt kính

Mặt số đồng hồ là bộ phận dễ quan sát nhất nhưng cũng khó làm giả nhất. Bởi mọi chi tiết trên mặt số đồng hồ chính hãng đều được trau chuốt tỉ mỉ và công phu đến độ hoàn hảo. Ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như chữ số và vạch số cũng được in khắc sắc nét, rõ ràng, không bị nhòe hay bóp méo. Chỉ cần một chi tiết bị lỗi, bị sai bạn có quyền nghi ngờ về tính chính hãng của đồng hồ. Cách hay nhất là bạn có hình ảnh hoặc mẫu đồng hồ chính hãng để so sánh các chi tiết. Ít nhất là cảm quan bằng mắt thường.

Các chi tiết nhỏ trên đồng hồ thường bị làm giả nhưng ít ai để ý đến. Hãy quan sát kĩ!
Các chi tiết nhỏ trên đồng hồ thường bị làm giả nhưng ít ai để ý đến. Hãy quan sát kĩ!

Đối với đồng hồ chính hãng có mặt kính sapphire, ta có thể nhận biết loại kính này bằng một phương pháp đơn giản: nhỏ 1 giọt nước lên bề mặt kính và nghiêng đồng hồ. Nếu giọt nước bị chảy đi thì kính đồng hồ là kính thường, nếu giọt nước tụ lại một chỗ và không bị chảy thì đó là kính sapphire. Tuy nhiên, phương pháp này được xác định là chưa chuẩn xác 100%. Bạn có thể dùng máy đo độ cứng để xác định một cách chính xác nhất.

Mặt số đồng hồ giả (phải) bị mờ và nhìn dại hơn ở đồng hồ chính hãng (trái)
Mặt số đồng hồ giả (phải) bị mờ và nhìn dại hơn ở đồng hồ chính hãng (trái)

2. Kiểm tra phần dây và vỏ đồng hồ

Với đồng hồ dây kim loại, bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách giữ chặt dây đồng hồ lắc qua lắc lại, nếu là đồng hồ chính hãng thì dây rất chắc chắn; nếu đó là hàng giả thì dây thường lỏng lẻo, nhanh giãn.

Dây kim loại đồng hồ Giả lỏng lẻo, không mịn, màu mạ không đều và nhẹ
Dây kim loại đồng hồ Giả lỏng lẻo, không mịn, màu mạ không đều và nhẹ

Mặt trong và khe giữa các mắt dây đồng hồ chính hãng vẫn đảm bảo độ láng mịn, còn ở hàng giả thường bị nhám và được làm cẩu thả. Khi cắt dây đồng hồ, chốt dây phải dễ dàng tháo được nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn, sau khi lắp lại vẫn như mới. Tuy nhiên, cách phân biệt này khá khó vì còn phụ thuộc vào cảm giác của mỗi người.

Với đồng hồ dây da chính hãng, mặt sau dây thường được in mã đồng hồ, mã số đường dây, các đường may thanh mảnh, gọn gàng. Trong khi đó đồng hồ giả có dây với đường chỉ khâu lộn xộn, thường không có mã sản phẩm, mã dây.

Phân biệt dây da đồng hồ nam qua dấu hiệu khắc dập và mã đồng hồ
Phân biệt dây da đồng hồ nam qua dấu hiệu khắc dập và mã đồng hồ

3. Kiểm tra dấu hiệu khắc, dập trên núm, vỏ và dây

Với đồng hồ chính hãng, các chi tiết khắc dập sẽ khá sắc sảo, đồng đều, không bị nhòe. Thông thường, đồng hồ chính hãng sẽ có biểu tượng của thương hiệu được dập khắc ở núm hoặc khóa dây.

Nhận diện đồng hồ thật qua tên thương hiệu khắc tại khóa cỗ máy
Nhận diện đồng hồ thật qua tên thương hiệu khắc tại khóa cỗ máy

Phần đáy đồng hồ in một số thông số kĩ thuật cơ bản như: chất liệu vỏ, chất liệu kính, độ chịu nước, loại máy, model hoặc serial. Người mua cần kiểm tra xem những thông tin này có khớp với thông tin được đăng tải trên trang web chính thức của nhà sản xuất hay không. Ngoài ra, các con số phải được in với độ nông-sâu đồng đều, sắc nét và cân đối.

Sự khác biệt của các kí hiệu khắc dưới đáy đồng hồ Thật và Giả
Sự khác biệt của các kí hiệu khắc dưới đáy đồng hồ Thật và Giả

4. Kiểm tra tem và phiếu bảo hành

Theo anh Trịnh Quang Ninh - trưởng phòng kĩ thuật của hệ thống phân phối đồng hồ chính hãng Xwatch chia sẻ: “Đồng hồ chính hãng bao giờ cũng phải đi kèm với hộp đựng, túi xách, hướng dẫn sử dụng đóng quyển và thẻ bảo hành toàn cầu của hãng. Thẻ này phải có giá trị ở tất cả các trung tâm bảo hành của hãng. Logo và chữ in trên các phụ kiện này phải rõ nét, sắc sảo và phản ánh đúng các thông tin được khắc dập trên đồng hồ.”

Ngược lại, đồng hồ giả thường không có phụ kiện đi kèm; hoặc nếu có, phụ kiện trông cũng không được “xịn” như hàng thật.
Ngược lại, đồng hồ giả thường không có phụ kiện đi kèm; hoặc nếu có, phụ kiện trông cũng không được “xịn” như hàng thật.

Những mẹo nhỏ trên đây có thể giúp người tiêu dùng phần nào tránh khỏi những sai lầm khi mua đồng hồ, nhưng vẫn chưa phải là tất cả. Bởi công nghệ làm giả ngày càng tinh vi, khó có thể phân biệt được bằng mắt thường. Giữa ma trận thị trường đồng hồ thật - giả hiện nay, người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo khi trước trước những lựa chọn. Bởi vậy cách tốt nhất để không mua phải hàng giả là chọn nơi bán uy tín hoặc thẩm định trước khi mua qua bên thứ ba.

Thẩm định đồng hồ thật giả miễn phí tại đây