1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

3 tháng sau khi lên sàn UPCoM, Masan MEATLife tăng gấp đôi số lượng điểm bán thịt mát

(Dân trí) - Tính đến cuối quý 1/2020, MEATDeli đã có mặt tại 1.100 điểm bán, tăng gần gấp đôi so với con số 600 điểm bán vào tháng 12/2019 - thời điểm Masan MEATLife chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường UPCoM.

Điểm bán tăng từ 44 lên 1.100 chỉ sau hơn một năm

Nhiều năm qua, thị trường thịt lợn với giá trị hơn 10 tỷ USD tại Việt Nam vốn là sân chơi của CP Việt Nam, Dabaco và phần nào đó là Vissan. Trong đó, CP Việt Nam là công ty con của CP Group – một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới. Còn Vissan, so với CP Việt Nam hay Dabaco dù khiêm tốn hơn về quy mô nhưng lại sở hữu thương hiệu lâu đời. Những năm gần đây, Vissan phát triển cả mảng bán lẻ với cửa hàng riêng, bên cạnh các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, mini-mart…

Khởi đầu là một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, Masan MEATLife (MML) đã chuyển hướng sang lĩnh vực thịt có thương hiệu khi nhận thấy nhiều tiềm năng phát triển bởi thị trường thịt tươi sống trong nước chưa được chuẩn hóa, còn rời rạc và có nhiều sản phẩm chưa an toàn cho sức khỏe. Ra mắt từ tháng 12/2018, thịt mát MEATDeli của MML đã được sự yêu thích của số đông người tiêu dùng khi theo một khảo sát của Nielsen, 97% người tiêu dùng đồng ý thịt mát MEATDeli tươi ngon.

Cuối tháng 12/2019, MEATDeli đã cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng, tương tương với 60% doanh thu thịt tươi của Vissan, chỉ sau 1 năm kể từ khi thương hiệu thịt mát này chính thức ra mắt thị trường.

3 tháng sau khi lên sàn UPCoM, Masan MEATLife tăng gấp đôi số lượng điểm bán thịt mát - 1

Người tiêu dùng mua thịt mát MEATDeli tại siêu thị VinMart

Với giới đầu tư, Masan MEATLife là cái tên mới khi mà cổ phiếu của công ty này chỉ vừa được niêm yết trên thị trường UPCoM vào tháng 12/2019.

Nhiều nhà đầu tư tự hỏi: “Chỉ với 44 điểm bán hàng tại Hà Nội vào tháng 1/2019, bằng cách nào mà đến thời điểm lên sàn UpCoM vào tháng 12/2019, MeatDeli đã cán mốc 624 điểm bán và đến cuối tháng 3/2020, số lượng điểm bán đã là 1.100?”

Theo Báo cáo Kết quả Kinh doanh Quý 1/2020 của Masan Group, xu hướng mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại đang ngày càng phát triển. Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm thực phẩm tại các cửa hàng hiện đại, đảm bảo vệ sinh, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tươi ngon và an toàn sức khỏe.

Nắm trong tay chuỗi giá trị hoàn chỉnh theo mô hình 3F (từ trang trại đến bàn ăn), Tổ hợp chế biến thịt mát hiện đại nhất đạt chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam và là Tổ hợp đầu tiên và duy nhất trong nước ở lĩnh vực thịt tươi được cấp chứng chỉ toàn cầu BRC về An toàn Thực phẩm, MEATDeli đã có lợi thế lớn về sản phẩm dẫn đầu thị trường so với các đối thủ cùng ngành.

Sức mạnh từ kênh phân phối hiện đại của VinCommerce

Năm 2020, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn khi kinh tế vĩ mô chịu tác động không nhỏ từ dịch bệnh COVID-19 và ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi, song nhà đầu tư và ban lãnh đạo Masan MEATLife vẫn có quyền kỳ vọng vào bước tiến dài của doanh nghiệp này.

Đầu tiên, mảng tiêu dùng và bán lẻ của Masan cho đến nay vẫn có các kết quả kinh doanh thuận lợi hoặc ít bị ảnh hưởng do người dân vẫn có nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu và đang ngày càng chuyển sang mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại.

Tiếp đến, mảng B2C của Masan MEATLife tăng trưởng tốt do người tiêu dùng ngày càng đón nhận sản phẩm thịt mát MEATDeli. Hệ thống phân phối được mở rộng nhờ số lượng đại lý tăng lên và bắt đầu phân phối thông qua hệ thống các cửa hàng VinMart+. Bên cạnh đó, thương hiệu thịt mát chế biến “Bếp Việt’” được ra mắt vào quý 1/2020. Kết quả, mảng kinh doanh B2C đạt tăng trưởng doanh thu trung bình một tháng trong 4 tháng vừa qua là 15%.

3 tháng sau khi lên sàn UPCoM, Masan MEATLife tăng gấp đôi số lượng điểm bán thịt mát - 2

Thịt kho trứng Bếp Việt được bày bán tại cửa hàng MEATDeli

Vào Quý 1/2020, ngành thịt và chăn nuôi của Masan MEATLife đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng, tăng trưởng 85% so với Quý 4/2019. Trong năm 2020, doanh thu MEATDeli được kỳ vọng đóng góp 20% vào doanh thu thuần của MML, số lượng điểm bán dự kiến đạt hơn 2.000 điểm. Doanh thu tăng thêm của thịt mát MEATDeli vào năm 2020 là khoảng 105 triệu USD nhờ vào mở rộng hệ thống phân phối hiện có của chuỗi VinMart và VinMart+. Đây là doanh thu tăng lên tạm tính cho thịt mát, chưa bao gồm thịt chế biến. Với định hướng kinh doanh 50% doanh thu của Masan MEATLife đến từ thịt chế biến, dư địa tăng trưởng cho MML trong chuỗi VinMart và VinMart+ là còn rất lớn.

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), hệ thống VinMart và VinMart+ sẽ có đóng góp to lớn lên hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Masan trong dài hạn. Việc sở hữu kênh bán lẻ này đang dần trở nên quan trọng khi VCSC cho rằng sự vươn lên mạnh mẽ của các chuỗi bán lẻ lớn tại Việt Nam sẽ khiến các công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ngày càng phụ thuộc vào các chuỗi bán lẻ này trong việc tiếp cận người tiêu dùng.

Trường Thịnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm