3 lỗi thường gặp khi quản lý cảm xúc

Trường Thịnh

(Dân trí) - Nghĩ rằng mình đã hiểu tường tận những điều chi phối bản thân; đối mặt với các cảm xúc quá phức tạp, không có người cùng đồng hành… khiến nhiều người khó quản lý cảm xúc chính mình.

Ông Hoàng Thanh Phong (chuyên gia khai vấn - đồng sáng lập LCV), đồng hành cùng nhiều lãnh đạo và cá nhân trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng (từ phó lên tổng, từ quản lý cấp trung lên cấp cao, định cư, khủng hoảng tuổi trung niên, công ty giai đoạn chuyển giao..). LCV là trung tâm đào tạo khai vấn và thông minh cảm xúc cho cá nhân và doanh nghiệp từ 2012.

3 lỗi thường gặp khi quản lý cảm xúc - 1
Ông Hoàng Thanh Phong chia sẻ nội dung quản lý cảm xúc tại lớp đào tạo khai vấn (Ảnh: LCV).

Theo ông Phong, người có thông minh cảm xúc (EQ) nghĩa là người biết thông minh với cảm xúc của mình, không để mình thành nô lệ của cảm xúc. Họ hiểu và biết cách quản lý cảm xúc phục vụ cho mong muốn của mình hiệu quả trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Người có thông minh cảm xúc có khả năng: Tự nhận thức được cảm xúc của mình (self-awareness), quản lý cách mình phản ứng (self-management), hiểu được cảm xúc của người khác (social awareness), quản lý mối quan hệ với xung quanh (relationship management). Nói theo LCV, đó là năng lực: Hiểu mình, thương mình, hiểu người, thương người.

Một khảo sát trên thế giới (TalentSmart) cho thấy, cứ 3 người thì có 2 người không nhận diện cảm xúc bản thân, từ đó không hiểu để quản lý cảm xúc. Một vài câu hỏi giúp bạn bắt đầu đánh giá mức độ thông minh cảm xúc của mình. Đó là: Bạn xử lý những căng thẳng, stress trong cuộc sống như thế nào; những vấn đề bạn gặp phải được giải quyết triệt để, hay chỉ là dồn nén, tích tụ hoặc trốn tránh; cách bạn hành xử với cảm xúc khó chịu về những chuyện bất như ý (thấu đáo hay nóng vội, bộc phát); mối quan hệ của bạn với những người xung quanh đang ra sao…

Theo ông Phong, có một số lý do khiến một người biết EQ nhưng vẫn chưa quản lý được cảm xúc.

Thứ nhất là sự lầm tưởng "biết là làm được". Khi học các bước quản lý cảm xúc, ta dễ tin chắc rằng khi khó khăn đến, bản thân sẽ bình tĩnh quản lý được. Theo khoa học não bộ, những kiến thức này được sẽ tiếp nhận vào phần vỏ não trước trán ((prefrontal cortex), nhưng khi có cảm xúc mạnh, phản ứng của bạn lại bị điều khiển bởi 1 vùng não khác (amygdala - hạch hạnh nhân).

Vì thế, đụng chuyện thật, sự tỉnh táo mất đi, bạn phản ứng rất bản năng. Nếu không biết cách giúp amygdala bớt rung, lý trí không thể minh mẫn vận dụng kiến thức đã học. 

Với tình huống con không nghe lời. Mong muốn của bạn là bình tĩnh trao đổi để hiểu con. Thực tế (khi chưa biết cách quản lý cảm xúc), bạn khó chịu, la mắng con. Tương tự trong công việc. Tình huống là nhân viên trễ báo cáo. Bạn mong muốn bình tĩnh giao tiếp hiệu quả, nhưng thực tế, bạn kìm nén cơn giận, song bày tỏ thái độ bực bội.

Hệ quả này cũng được thấy nhiều ở các khóa đào tạo ngắn hạn về EQ, học viên ứng dụng hiệu quả tại lớp, nhưng quay về nhịp sống cũ, gặp môi trường - tác nhân cũ vẫn phản ứng theo thói quen.

Thứ hai là cảm xúc quá phức tạp, không có người cùng đồng hành. Qua quá trình hỗ trợ hơn 1.000 khách hàng trong cách chương trình đào tạo, LCV đúc kết, có những cảm xúc nặng nề chất chứa trong lòng, chi phối mọi mặt cuộc sống của một người, và rất khó để người đó tự mình bóc tách, đối diện để vượt qua.

3 lỗi thường gặp khi quản lý cảm xúc - 2
Chuyên gia khai vấn tại LCV lắng nghe khách hàng chia sẻ cảm xúc trong lớp (Ảnh: LCV)

Điều này có thể diễn ra với tất cả - từ sinh viên đến các chủ tịch tập đoàn, từ trẻ nhỏ đến phụ huynh,... Có một người đáng tin cậy để bạn chia sẻ nỗi niềm, cảm xúc góp phần giúp bạn dám nhìn thẳng vào vấn đề, nhận thức, hiểu để từ đó tạo nên bước chuyển lớn trong đời.

Theo mô hình hỗ trợ khách hàng tại LCV bằng khai vấn (Coaching), những người khai vấn đặt những câu hỏi khai mở để khách hàng có dịp chậm lại, nhìn vào chuyện của mình, hiểu tường tận những cảm xúc chi phối mình và dần tìm được phương án triệt để.

3 lỗi thường gặp khi quản lý cảm xúc - 3
Ông Hoàng Thanh Phong đặt câu hỏi khai mở với khách hàng (Ảnh: LCV).

Thứ ba là xem EQ là một kỹ năng bạn muốn nhanh chóng thuần thục. Bạn có thể nôn nóng trong quá trình rèn luyện EQ vì chưa thật sự hiểu tốc độ của mình. Trước giờ bạn không có thói quen chậm lại để quan sát mình, để hiểu và quản lý cảm xúc, nhưng lại mong thấy kết quả ngay. Điều này dẫn đến băn khoăn muốn ngừng lại.

Hành trình thực hành EQ đòi hỏi thời gian và sự đồng hành. Hai điều đó có trong triết lý đào tạo các chương trình học dài hạn của LCV. Học viên được khai vấn 1-1 để nhìn rõ cảm xúc, từng bước chuyển hóa các niềm tin bên trong; vừa có bạn đồng môn cùng thực hành các thói quen phát triển EQ.

3 lỗi thường gặp khi quản lý cảm xúc - 4
Các học viên ngồi thành nhóm, tạo không gian để giúp bạn học nhận diện và hiểu cảm xúc (Ảnh: LCV).

EQ là một năng lực cần được rèn luyện - nếu không cũng sẽ mai một. Để việc thực hành bền bỉ và trở thành lối sống, bạn nên thực hành đơn giản - phù hợp nhất có thể cho mình, cùng với sự đồng hành - lắng nghe đến từ những mối quan hệ chất lượng xung quanh, hoặc có thể từ những người khai vấn.