1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

10 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới

(Dân trí) - Các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức,.. đều có mặt trong danh sách những quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Hà Lan, Pháp

Bắt đầu từ năm 2010, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã chuyển đổi hình thức từ việc chỉ bán vàng, sang kết hợp cân đối giữa mua và bán. Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế Giới (WGC), trong năm 2015, các ngân hàng trung ương đã mua vào tổng cộng 483 tấn vàng. Đây cũng là năm ghi nhận hoạt động mua vàng mạnh nhất trong lịch sử,

Cũng theo WGC, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang sở hữu ước tính 32.754 tấn vàng, tương đương khoảng 17,8% trữ lượng vàng được khai thác. Dưới đây là 10 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất theo số liệu mới nhất của WGC do Business Insider giới thiệu.

10. Ấn Độ

Dự trữ: 557,7 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 6,3%


Không có nhiều bất ngờ khi ngân hàng Ấn Độ là một trong những kho chứa vàng lớn nhất thế giới. Quốc gia Nam Á với dân số 1,25 tỷ người - đứng thứ 2 trên thế giới - là một trong những thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Hiện nước này có trữ lượng vàng lên tới 557,7 tấn

Không có nhiều bất ngờ khi ngân hàng Ấn Độ là một trong những "kho" chứa vàng lớn nhất thế giới. Quốc gia Nam Á với dân số 1,25 tỷ người - đứng thứ 2 trên thế giới - là một trong những thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Hiện nước này có trữ lượng vàng lên tới 557,7 tấn

9. Hà Lan

Dự trữ: 612,5 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 61,2%


Ngân hàng Trung ương Hà Lan hiện đang tìm kiếm một địa điểm thích hợp để làm kho chứa cho lượng vàng khổng lồ của mình, cùng với việc đổi mới lại toàn bộ hệ thống hầm chứa vàng truyền thống.

Ngân hàng Trung ương Hà Lan hiện đang tìm kiếm một địa điểm thích hợp để làm kho chứa cho lượng vàng khổng lồ của mình, cùng với việc đổi mới lại toàn bộ hệ thống hầm chứa vàng truyền thống.

8. Nhật Bản

Dự trữ: 765,2 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 2,4%

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới cũng đồng thời là quốc gia đứng thứ 8 về dự trữ vàng. Ngân hàng trung ương của họ được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc nới lỏng định lượng mua vàng trong tháng 1/2016 thông qua việc hạ lãi suất xuống thấp hơn 0%.
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới cũng đồng thời là quốc gia đứng thứ 8 về dự trữ vàng. Ngân hàng trung ương của họ được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc nới lỏng định lượng mua vàng trong tháng 1/2016 thông qua việc hạ lãi suất xuống thấp hơn 0%.

7. Thụy Sỹ

Dự trữ: 1040 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 6,7%

Bên cạnh mặt hàng sở trường là đồng hồ, Thụy Sỹ còn được biết đến như là một trong những quốc gia sở hữu lượng vàng nhiều nhất trên thế giới. Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cũng ghi nhận mức lợi nhuận lên tới 5,9 tỷ USD trong quý vừa qua đến nguồn dự trữ vàng khổng lồ của họ.
Bên cạnh mặt hàng sở trường là đồng hồ, Thụy Sỹ còn được biết đến như là một trong những quốc gia sở hữu lượng vàng nhiều nhất trên thế giới. Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cũng ghi nhận mức lợi nhuận lên tới 5,9 tỷ USD trong quý vừa qua đến nguồn dự trữ vàng khổng lồ của họ.

6. Nga

Dự trữ: 1460,4 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 15%


Năm 2015, Nga là bên mua vàng lớn nhất với kỷ lục 206 tấn trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa nền kinh tế từ đồng đô la Mỹ, cũng như cải thiện mối quan hệ với các nước phương Tây kể từ sự kiện sát nhập bán đảo Crimean vào giữa năm 2014

Năm 2015, Nga là bên mua vàng lớn nhất với kỷ lục 206 tấn trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa nền kinh tế từ đồng đô la Mỹ, cũng như cải thiện mối quan hệ với các nước phương Tây kể từ sự kiện sát nhập bán đảo Crimean vào giữa năm 2014

5. Trung Quốc

Dự trữ: 1797,5 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 2,2%


Vào giữa năm 2015, ngân hàng Trung ương Trung Quốc bắt đầu chia sẻ các hoạt động mua vàng hàng tháng kể từ lần cuối cùng từ năm 2009. Tính đến nay, Trung Quốc đang là một trong những nhà sản xuất và tích trữ vàng lớn nhất thế giới.

Vào giữa năm 2015, ngân hàng Trung ương Trung Quốc bắt đầu chia sẻ các hoạt động mua vàng hàng tháng kể từ lần cuối cùng từ năm 2009. Tính đến nay, Trung Quốc đang là một trong những nhà sản xuất và tích trữ vàng lớn nhất thế giới.

4. Pháp

Dự trữ: 2435,7 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 62,9%


Ngân hàng trung ương Pháp cũng là một trong những thành viên tích cực nhất đã tham gia hoạt động mua vàng từ vài năm trở lại đây. Động thái này không chỉ nhằm đóng băng hoạt động bán vàng, mà còn giúp họ lấy lại toàn bộ lượng vàng từ các kho chứa bên ngoài quốc gia.

Ngân hàng trung ương Pháp cũng là một trong những thành viên tích cực nhất đã tham gia hoạt động mua vàng từ vài năm trở lại đây. Động thái này không chỉ nhằm đóng băng hoạt động bán vàng, mà còn giúp họ lấy lại toàn bộ lượng vàng từ các kho chứa bên ngoài quốc gia.

3. Italy

Dự trữ: 2451,8 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 68%


Italy cũng là một trong những quốc gia có mức độ duy trì trữ lượng vàng ổn định nhất trong khu vực nhờ sự hợp tác chặt chẽ cùng ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Trong một buổi phỏng vấn từ năm 2013, Giám đốc ngân hàng Trung ương Italy cho biết họ muốn xây dựng một kho dự trữ an toàn, hơn là phụ thuộc vào những biến động của đồng đô la Mỹ.

Italy cũng là một trong những quốc gia có mức độ duy trì trữ lượng vàng ổn định nhất trong khu vực nhờ sự hợp tác chặt chẽ cùng ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Trong một buổi phỏng vấn từ năm 2013, Giám đốc ngân hàng Trung ương Italy cho biết họ muốn xây dựng một kho "dự trữ an toàn", hơn là phụ thuộc vào những biến động của đồng đô la Mỹ.

2. Đức

Dự trữ: 3381 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 68,9%

Giống như Hà Lan, Đức đang trong quá trình thu hồi lượng vàng nằm tại các kho lưu trữ bên ngoài quốc gia, trong đó nổi bật nhất là New York và Paris. Năm ngoái, ngân hàng Bundersbank đã chuyển về 210 tấn vàng, và lên kế hoạch thu hồi toàn bộ 3381 tấn trước năm 2020
Giống như Hà Lan, Đức đang trong quá trình thu hồi lượng vàng nằm tại các kho lưu trữ bên ngoài quốc gia, trong đó nổi bật nhất là New York và Paris. Năm ngoái, ngân hàng Bundersbank đã chuyển về 210 tấn vàng, và lên kế hoạch thu hồi toàn bộ 3381 tấn trước năm 2020

1. Mỹ

Dự trữ: 8133,5 tấn vàng

Phần trăm dự trữ ngoại hối: 74,9%


Với vị thế là quốc gia dự trữ vàng số 1 thế giới, Mỹ thậm chí tuyên bố rằng họ có trong tay số vàng nhiều hơn so với 3 quốc gia hàng đầu cộng lại. Mỹ cũng là quốc gia có chỉ số phân bổ vàng cao nhất, đến từ tỷ lệ phần trăm của dự trữ ngoại hối, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Tajikistan

Với vị thế là quốc gia dự trữ vàng số 1 thế giới, Mỹ thậm chí tuyên bố rằng họ có trong tay số vàng nhiều hơn so với 3 quốc gia hàng đầu cộng lại. Mỹ cũng là quốc gia có chỉ số phân bổ vàng cao nhất, đến từ tỷ lệ phần trăm của dự trữ ngoại hối, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Tajikistan

Nguyễn Nguyễn
Theo Business Insider

10 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới - 11

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm