Thăm phố Việt giữa lòng Seoul

Lee Yejin đã rời Việt Nam tới Hàn Quốc định cư sau khi kết hôn cách đây 11 năm và giờ không ai gọi cô bằng cái tên thời con gái nữa.

Lee mở một cửa hàng rau quả nhỏ tại Wangsimni mang tên Asian Mart (siêu thị châu Á).
Lee mở một cửa hàng rau quả nhỏ tại Wangsimni mang tên Asian Mart (siêu thị châu Á).

“Tôi đã trải qua một quãng thời gian vất vả để thích nghi với cuộc sống ở đất khách quê người. Nhưng ở đây (siêu thị), tôi có thể gặp gỡ những người tới từ đất nước tôi. Chúng tôi trao đổi thông tin và trở thành những người bạn. Nhờ gặp những người đồng hương Việt Nam mà tôi mới vượt qua được những tháng ngày khó khăn đó”, Lee tâm sự.

Thăm phố Việt giữa lòng Seoul - 2

Đối với nhiều công dân Việt Nam sống tại Seoul, Wangsimni từng là nơi họ gặp gỡ để giúp đỡ người khác và cùng nhau trải qua cuộc sống ở nước ngoài, cho tới tận bây giờ nó vẫn là một địa chỉ hội ngộ quen thuộc của người Việt.

Thăm phố Việt giữa lòng Seoul - 3

Khu vực Wangsimini cũng là nơi tập trung nhiều quán ăn Việt Nam. Những ai yêu thích ẩm thực Việt có thể tới đây để thưởng thức những tô phở thứ thiệt.

Hầu hết mỗi tuyến phố chính tại Wangsimni đều có một nhà hàng Việt Nam và các chuyến tàu điện ngầm luôn đầy ắp hành khách là cả người Hàn và người Việt.

Thăm phố Việt giữa lòng Seoul - 4

Sau khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, nhiều người Việt đã chuyển tới “xứ sở kim chi” lập nghiệp. Theo trang Seoul.go.kr, hiện có khoảng 6.000 cuộc hôn nhân xuyên quốc gia, hơn 10.000 đứa trẻ được sinh ra trong các gia đình Hàn Quốc có mẹ là người Việt Nam, hơn 3.000 sinh viên quốc tế tới từ Việt Nam và 70.000 lao động Việt tại Hàn.

Theo Sầm Hoa

Vietnamnet