1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Tìm thấy biện pháp “vô hiệu hoá” virus HIV

(Dân trí) - Một nhóm các nhà khoa học đa quốc gia vừa tuyên bố họ đã phát hiện ra một nhóm các hợp chất có khả năng phá vỡ các phân tử virus HIV và khiến chúng không hoạt động.

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Phần Lan, Nga, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ đã phát hiện ra một cơ chế vô hiệu hóa phân tử virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Tìm thấy biện pháp “vô hiệu hoá” virus HIV - 1
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra cách “khống chế” virus HIV.

Theo thông tin từ các nhà khoa học, cơ chế này tiết lộ toàn bộ một nhóm các hợp chất có thể được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư và HIV.

Tầm quan trọng của khám phá này giúp các loại thuốc tương tự có thể được sử dụng cho các loại bệnh khác nhau.

Giáo sư Oleg Rakitin, một trong những nhà khoa học của nhóm, giải thích rằng các hợp chất tạo điều kiện cho việc loại bỏ một nguyên tử kẽm khỏi phân tử virus, khiến nó không hoạt động.

Thông tin đưa ra cũng lưu ý rằng các hợp chất được phát hiện sau phát hiện này có hiệu quả cao, nhưng không gây độc cho sinh vật chủ.

“Ngay từ đầu, chúng tôi đã coi tác dụng chống ung thư của nhóm thuốc này là ưu tiên hàng đầu. Nhưng thực tế, hóa ra các hợp chất này còn hoạt động cao và có chọn lọc chống lại virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo, là chất tương tự gần nhất với virus ở người”, giáo sư Rak Rakitin nói.

Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng hiệu ứng này đã được phát hiện và nghiên cứu sẽ tiếp tục xác định những bệnh khác có tính chất tương tự có thể được điều trị.

Virus HIV có tác động tới hệ thống miễn dịch ở người, cho phép các bệnh khác phát triển trong cơ thể bị nhiễm bệnh. Tuổi thọ trung bình của một người nhiễm bệnh được ước tính là từ 9 đến 11 năm, theo dữ liệu của UNAIDS. Theo cơ quan này, có 37,9 triệu người hiện đang sống chung với HIV, với 1,7 triệu người mới nhiễm vào năm 2018. Các ca nhiễm mới đang giảm kể từ năm 1998 và các ca tử vong liên quan đến AIDS đang giảm dần kể từ năm 2004. UNAIDS hi vọng sẽ loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này vào năm 2030.

Trang Phạm

Theo Sputnik