1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Thảm họa hoàn toàn có thể xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Nam Đoàn

(Dân trí) - Trong quá khứ, nhà máy điện hạt nhân Enerhodar, thành phố Enerhodar (Ukraine) là một "món quà năng lượng" được Liên Xô xây dựng vào năm 1980.

Thảm họa hoàn toàn có thể xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu - 1

Một góc nhìn nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia trong cuộc xung đột Ukraine-Nga vào tháng 8/2022 (Ảnh: Reuters).

Ngày 4/5, Ukraine đã cáo buộc Moscow đang chuẩn bị một "sự khiêu khích" trong nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia (tên gọi khác là Enerhodar) do quân đội Nga kiểm soát.

Trong khi phía Nga tuyên bố, Kiev đang có kế hoạch cho một "cuộc tấn công" vào cơ sở này.

Nhà máy có diện tích khoảng 1,3 triệu mét vuông với 6 lò phản ứng và chính thức đi vào hoạt động vào năm 1996.

Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhà máy điện hạt nhân rơi vào quân đội Nga kiểm soát từ ngày 4/3/2022 cho đến nay, nó đã nhiều lần bị hỏa hoạn, phải ngắt kết nối với đường điện chính dẫn đến những lo ngại thảm họa hạt nhân có thể xảy ra do các máy bơm không được đảm bảo đủ điện để cung cấp nước làm phát lò phản ứng. 

Khi cuộc xung đột leo thang, nhiều nhà khoa học và các tổ chức hạt nhân lo ngại pháo kích có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà máy điện. 

Trong trường hợp nhà máy điện Enerhodar bị tấn công có thể làm rò rỉ hàng chục chất phóng xạ, điển hình như iot 131, cesium 137, plutonium 239 gây nên một thảm họa môi trường, ảnh hưởng lớn và lâu dài đến thiên nhiên, con người. 

Cụ thể, chất phóng xạ iot 131 tích tụ nhanh chóng trong tuyến giáp và gây ung thư bộ phận này, Cesium 137 tồn tại trong đất khoảng 30 năm và tạo ra tia gamma có năng lượng cao hơn hàng trăm nghìn lần so với tia từ Mặt trời.

Cuối cùng, đối với plutonium 239, thời gian bán hủy của nó là 24.000 năm, chúng gây độc tính phóng xạ cao trong trường hợp con người hít phải.

Những tuyên bố của Nga và Ukraine liên quan đến nhà máy điện khiến các tổ chức hạt nhân lo sợ về một thảm hỏa hạt nhân có thể xảy ra. 

Sự phá hủy đập Kakhovka vào tháng 5 ở khu vực phía nam Ukraine cũng làm dấy lên lo ngại về tính bền vững của nước ở lưu vực, đây là nguồn cấp nước chính để làm mát 6 lò phản ứng của nhà máy.

Trước đó vào ngày 6/5, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra "tai nạn hạt nhân nghiêm trọng" tại nhà máy điện Zaporizhia, buộc cư dân tại các thị trấn lân cận nhà máy (khoảng 70.000 người) phải sơ tán hoàn toàn. 

Theo www.geo.fr